3 sai lầm phổ biến khi ăn trái cây tốt nhất nên bỏ sớm, đi chợ nếu thấy 3 loại quả này tuyệt đối không nên mua

Ăn trái cây không đúng cách, không an toàn, không những không có tác dụng hỗ trợ sức khoẻ mà còn nhiều hệ lụy về lâu dài cho sức khoẻ.

Trái cây là thực phẩm luôn được các chuyên gia y tế khuyến khích nên đưa và thực đơn hàng ngày. Tuy nhiên, ăn không đúng cách, chọn lựa trái cây không an toàn không những không có tác dụng hỗ trợ sức khoẻ, bổ sung vitamin cho cơ thể mà về lâu dài có thể khiến sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

3 sai lầm phổ biến nhiều người vẫn đang mắc phải

3-sai-lam-pho-bien-khi-an-trai-cay-tot-nhat-nen-bo-som-di-cho-neu-thay-3-loai-qua-nay-tuyet-doi-khong-nen-mua

Không ăn trái cây khi bụng đói và sau khi ăn no. Ảnh minh họa

Ăn càng nhiều càng tốt

Mặc dù trái cây rất tốt cho sức khoẻ, nhưng ăn nhiều trái cây có thể khiến đường huyết tăng cao, điều này đặc biệt không tốt đối với người bị tiểu đường hay đang có ý định giảm cân bằng việc cắt tinh bột và chất béo chỉ ăn trái cây.

Bộ Y tế Mỹ khuyên rằng, một người tốt nhất chỉ nên ăn 2 chén trái cây mỗi ngày tùy vào độ tuổi, cân nặng để có sức khỏe tốt nhất.

Ăn trái cây khi đang đói

Trong các loại trái cây, đặc biệt là những loại có vị chua có thể chứa acid gây cồn cào ruột và không tốt cho hệ tiêu hoá.

Không chỉ trái cây mà những loại đồ ăn chua hay các loại thức uống có chứa acid cao đều không tốt cho đường ruột và dạ dày của bạn khi dạ dày đang trống rỗng. Bạn nên lựa chọn các thực phẩm có tinh bột, lành tính hơn để thay thế.

Ăn ngay sau khi ăn cơm

Đây là thói quen phổ biến của nhiều gia đình Việt, trái cây được ăn sau khi ăn cơm xong để "tráng miệng", nhưng thực thế thì thói quen này không hề tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là dạ dày.

Sau khi bạn ăn cơm xong, dạ dày cần hoạt động liên tục để có thể tiêu hoá được lượng thức ăn mà bạn vừa nạp vào. Vì thế, nếu như ăn trái cây ngay sẽ khiến dạ dày bị quá tải, sinh ra đầy bụng và khó chịu.

Tốt nhất bạn nên ăn trái cây sau khi ăn khoảng 1 giờ.

3 loại trái cây dù có thèm đến mấy cũng... không nên mua

3-sai-lam-pho-bien-khi-an-trai-cay-tot-nhat-nen-bo-som-di-cho-neu-thay-3-loai-qua-nay-tuyet-doi-khong-nen-mua

Ảnh minh họa

Trái cây đại hạ giá

Nhiều người bán tranh thủ khi trái cây bắt đầu có dấu hiệu hỏng sẽ đăng bán giảm giá, thanh lý lỗ vốn nhằm thu hút người mua. Tuy nhiên, trong trái cây thối lại chứa nhiều vi sinh vật, có thể tạo ra nhiều chất độc hại gây bệnh.

Bên cạnh đó, trái cây thối có thể chứa nitrit, nấm mốc và dễ sản sinh ra độc tố aflatoxin, nitrosamine gây ung thư gan, ung thư dạ dày, ung thư đường ruột ở người. Kể cả khi bạn cắt bỏ phần bị hỏng thì chúng vẫn có thể lan sang khắp quả trước đó. Vì vậy, đừng ham rẻ mà mua trái cây khi chúng đã bắt đầu có dấu hiệu thối rữa.

Trái cây được cắt sẵn

Nhiều đĩa trái cây gọt sẵn, bọc kín trong ni lông trông có vẻ bắt mắt nhưng thực tế lại là chiêu trò kinh doanh của người bán hàng.

Trái cây gọt sẵn có thể là loại trái cây bị hỏng một phần được người bán hàng cắt bỏ và chọn phần chưa hỏng xếp vào khay bán. Bên cạnh đó, trái cây khi được bổ đôi ra rồi bày ở trên các sạp hàng cũng sẽ lây lan vi khuẩn bám vào. Do đó, bạn vẫn nên mua trái cây chưa cắt và chú ý lựa chọn những quả ngon trước khi mua.

Trái cây trái vụ

Thực tế, hoa quả trái vụ nếu được gieo trồng bằng các kỹ thuật hợp lý, theo những mô hình đảm bảo về nhiệt độ và dinh dưỡng thì rau sẽ phát triển như bình thường. Tuy nhiên, ăn rau, quả trái vụ, người tiêu dùng nên thận trọng bởi để có được sản phẩm đẹp, bắt mắt người mua, người trồng phải phun xịt rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật.

Khi ăn các loại rau, quả trái vụ, trước hết người tiêu dùng cần chọn mua ở những nơi có uy tín để đảm bảo chất lượng. Trước khi ăn, cần phải rửa thật sạch bằng nước rửa rau qủa hoặc vào nước muối.

Theo GiaDinh