4 sai lầm phổ biến khi ăn mộc nhĩ có thể thành "đ.ộc dược", nhiều người Việt vẫn làm mà không biết

Mộc nhĩ ngon, bổ nhưng không phù hợp với tất cả mọi người. Có thể gây dị ứng với người không phù hợp, người có cơ địa dễ dị ứng nên cần thận trọng khi ăn.

Mộc nhĩ có tên khoa học là Auricularia auricula. Ở nước ta, mộc nhĩ được trồng để thu hoạch làm thuốc và sử dụng dược liệu. Mộc nhĩ được cho là có chất lượng tốt nhất khi được tạo điều kiện mọc và phát triển ở thân của các loại cây như hòe, dướng, ruối, sắn, so đũa, sậu, sung, mít,... Ngoài việc thu hái tự nhiên, mộc nhĩ còn được trồng ở thân cây mít, sắn và so đũa để thu hoạch làm dược liệu.

Mộc nhĩ thường sẽ được thu hái vào mùa hè và mùa thu. Sau khi thu hái thì rửa sạch, cắt bỏ phần bẩn dính vào giá thể rồi được mang đi phơi khô và được bảo quản nơi khô ráo.

Theo ghi chép của sách Đông y, mộc nhĩ có vị ngọt, tính bình, dễ dàng đi vào các kinh tỳ vị, đại tràng, gan, thận. Tác dụng chính của mộc nhĩ là làm mát máu, làm ngưng chảy máu ngoài da. Ngoài ra, công dụng của mộc nhĩ phải kể đến như nhuận tràng, lợi trường vị, bổ khí, bền cơ, hoạt huyết. Mộc nhĩ còn hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị các bệnh trường phong hạ huyết, lỵ ra máu, đái dắt,…

4-sai-lam-pho-bien-khi-an-moc-nhi-co-the-thanh-d-oc-duoc-nhieu-nguoi-viet-van-lam-ma-khong-biet

Tuyệt đối không ngâm mộc nhĩ với nước nóng. Ảnh minh họa

4 sai lầm nhất định phải tránh khi ăn mộc nhĩ

Ngâm mộc nhĩ với nước nóng

Một số người thường ngâm mộc nhĩ với nước nóng để làm mộc nhĩ nở nhanh hơn. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn sai lầm. Bởi vì thành phần morpholine sót lại trong mộc nhĩ khô là chất độc, nên chúng cần được ngâm trong nước lạnh để chất độc này được hòa tan với nước. Hơn nữa trong quá trình chế biến, nếu ngâm mộc nhĩ với nước nóng sẽ gây khó khăn hơn khi chế biến và bảo quản.

Sử dụng mộc nhĩ tươi

Chúng ta nên sử dụng mộc nhĩ khô thay vì mộc nhĩ tươi bởi vì trong mộc nhĩ tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, sau khi ăn rất dễ gây ngứa ngáy, phù nề, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến hoại tử da. Mặt khác, chất cảm quang này sẽ được loại bỏ khi mộc nhĩ được phơi khô. Chính vì thế, chúng ta chỉ nên dùng mộc nhĩ khi chúng đã được phơi khô thật kỹ.

Ngâm mộc nhĩ quá lâu

Mộc nhĩ ngâm trong thời gian dài dễ bị biến chất và sản sinh ra aflatoxin, một loại độc tố nấm mốc gây ung thư gan và làm tổn thương mô gan. Ngoài ra, chúng cũng có thể bị biến chất do chất đạm bị thủy phân, cũng giống như thịt để lâu bị thối. Điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiễm khuẩn. Nếu ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn sẽ có nguy cơ cao bị ngộ độc.

Để tránh bị ngộ độc do ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn, chỉ nên ngâm mộc nhĩ trong nước lạnh khoảng 15-20 phút sau đó rửa sạch, cắt bỏ chân trước khi chế biến.

Ăn quá nhiều một lúc

Mộc nhĩ chỉ nên dùng như kiểu một loại gia vị, không nên ăn nhiều vì thực phẩm này giàu chất xơ, nếu nhai không kỹ sẽ khiến dạ dày không tiêu hóa được, gây ra hiện tượng tắc nghẽn đường ruột. Tốt nhất nên ăn mộc nhĩ ở liều lượng vừa phải, nấu đến đâu dùng hết đến đó.

4-sai-lam-pho-bien-khi-an-moc-nhi-co-the-thanh-d-oc-duoc-nhieu-nguoi-viet-van-lam-ma-khong-biet

Ảnh minh họa

3 nhóm người được khuyến cáo không nên ăn mộc nhĩ

Phụ nữ mang thai

Mộc nhĩ tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng đồng thời cũng có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, nên không có lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi, nên không nên ăn.

Người tiêu hóa kém

Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm.

Người có cơ địa dị ứng

Do mộc nhĩ cũng là nấm nên khi sử dụng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là với những người có cơ địa dị ứng và trẻ nhỏ.

Theo GiaDinh