7 thời điểm không nên uống nước lạnh vì dễ sinh bệnh, rút ngắn tuổi thọ, rước họa vào thân

Uống nước lạnh có thể giúp chúng ta giải tỏa cơn khát và hạ nhiệt cơ thể tưc thời. Tuy nhiên, thực tế nó sẽ kéo theo một loạt rủi ro cho sức khỏe.

Theo suy nghĩ của nhiều người, việc uống nước lạnh vào mùa hè có rất nhiều lợi ích. Đó là điều chúng ta hoàn toàn không thể phủ nhận. 

Khi cơ thể bị thiếu nước, khát,... nếu bạn uống nước lạnh, chất lỏng lạnh thường rời dạ dày và nhanh chóng thấm vào máu nhanh hơn so với nước thường. Điều này sẽ cho bạn cảm giác thoải mái hơn và nhanh chóng xoa dịu cơ khát.

Tuy nhiên, đi kèm với những lợi ích ấy, việc uống nước lạnh cũng có thể gây ra nhiều vấn đề đến sức khỏe người sử dụng.

7-thoi-diem-khong-nen-uong-nuoc-lanh-vi-de-sinh-benh-rut-ngan-tuoi-tho-ruoc-hoa-vao-than

Nước ấm vào cơ thể giúp máu được lưu thông tốt hơn khi uống nước lạnh. Ảnh minh họa

7 thời điểm không nên uống nước lạnh vì dễ rước họa vào thân

Không uống nước lạnh khi đi nắng về

Thói quen uống nước lạnh khi đi nắng về không tốt cho cổ họng của bạn chút nào. Nước đá là nguyên nhân gây ra tình trạng khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc. Khi lớp nhầy này có vấn đề, nguồn lây bệnh bên ngoài như vi khuẩn, virus có điều kiện thuận lợi để xâm nhập và làm tổn thương những tế bào bên trong cơ thể. Bệnh về mũi họng và những bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa rất dễ phát sinh nếu bạn tiếp tục duy trì thói quen này. Chưa kể chất lượng đá viên không đảm bảo.

Không uống nước lạnh khi ăn đồ nóng

Nhiệt độ thức ăn để cơ thể hấp thụ nhanh nhất là có độ ấm vừa phải. Nước lạnh sẽ khiến quá trình bơm máu để thực hiện chức năng tiêu hóa của cơ thể bị giảm chậm, dẫn tới cảm giác đầy bụng, thậm chí là đau bụng. Nhất là sau khi ăn lẩu, bạn lại sử dụng thêm đồ uống có đá lạnh thì hỗn hợp vừa nóng vừa lạnh này rất có hại cho dạ dày và đường ruột.

Không uống nước lạnh khi tập thể dục

Sau khi vận động và ra mồ hôi, các mạch máu cũng như lỗ chân lông trên cơ thể giãn rộng. Ở thời điểm này, bạn không nên tiếp xúc với đồ lạnh, làm giảm nhiệt độ cơ thể đột ngột như uống nước đá hoặc vào phòng điều hòa lạnh ngay lập tức. Chỉ dùng nước nguội hoặc nước ấm vừa đủ để bổ sung lượng nước đã mất. Sau khi nhịp tim, nhiệt độ, cơ thể được điều hòa trở lại, lau sạch mồ hôi, bạn hãy sử dụng nước mát để sảng khoái hơn.

Không uống khi bị cảm lạnh hoặc cúm

Những người bị cảm lạnh hoặc cúm, uống nước lạnh có thể làm chậm quá trình phục hồi sức khỏe của bạn. Uống nước lạnh sẽ kích thích sản sinh chất nhầy trong mũi, từ đó cản trở quá trình hô hấp. Loại nước này cũng làm trầm trọng thêm tình trạng ngạt mũi ở những người bị cảm lạnh hoặc cúm.

Không uống khi mắc bệnh đường tiêu hóa

Bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng, viêm đường ruột cấp tính... nếu uống nước lạnh sẽ làm cho các mạch máu nhỏ trong dạ dày, ruột co thắt lại, dẫn đến niêm mạc thiếu máu, từ đó làm giảm chức năng tiêu hóa và khả năng sát khuẩn của dạ dày, ruột dẫn đến mắc bệnh nhiễm khuẩn tiêu hóa.

Người bệnh tim mạch không uống nước lạnh

Nước uống lạnh đi qua thực quản, đi qua vùng gần tim sẽ làm lạnh tim, gây co các mạch máu nuôi tim gây rối loạn nhịp tim, tăng huyết áp, đau cơ tim. Bởi vậy, bệnh nhân tim không nên uống nước lạnh.

7-thoi-diem-khong-nen-uong-nuoc-lanh-vi-de-sinh-benh-rut-ngan-tuoi-tho-ruoc-hoa-vao-than

Ảnh minh họa

Không uống trong kỳ kinh nguyệt

Đây là thời điểm nhạy cảm với phụ nữ, kỵ những loại thực phẩm có tính hàn mà nước đá lạnh là một trong số đó. Nếu sử dụng trong những ngày "đèn đỏ", chị em dễ bị tắc kinh, đau bụng kinh. Phụ nữ hay bị đau bụng kinh cũng nên hạn chế uống nước đá kể cả ngoài kỳ kinh.

4 lưu ý để bổ sung nước đúng cách

- Đừng uống nước ngay nước lạnh khi bạn từ di chuyển từ ngoài trời nắng về nhà. Hãy dành 5 phút nghỉ ngơi để cơ thể giảm bớt nhiệt.

- Khi uống nước, bạn nên ngồi và uống từ từ từng ngụm để tránh tạo áp lực lên các bộ phận bên trong cơ thể.

- Không đợi đến khi cơ thể thật sự khát mới tìm đến nước. Khi này, việc uống liên tục vô tình làm quá tải, bạn rất dễ bị sốc nước.

- Ngoài uống nước ra, bạn có thể làm mát cơ thể bằng việc bổ sung những thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, xơ. Dưa hấu, mướp đắng, dưa leo là những gợi ý tuyệt vời cho bạn đấy.

Theo GiaDinh