Ai kiểm tra nồng độ cồn cán bộ công chức, viên chức ở cơ quan trong giờ làm việc?

Thủ trưởng các đơn vị phải có trách nhiệm nếu cán bộ công chức, viên chức uống rượu bia trong thời gian làm việc.

Mới đây, Theo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 sẽ có thêm quy cán  định cán bộ, công chức, viên chức không được uống rượu bia. Luật này chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021.

Cụ thể, tại khoản 5, Điều 5 Luật này ghi rõ:

"Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, người làm việc trong lực lượng vũ trang nhân dân, học sinh, sinh viên uống rượu, bia ngay trước, trong giờ làm việc, học tập và nghỉ giữa giờ làm việc, học tập".

ai-kiem-tra-nong-do-con-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-o-co-quan-trong-gio-lam-viec

Cán bộ công chức không được uống rượu bia trước, trong giờ làm việc và nghỉ giữa giờ làm việc

Đây là lần đầu tiên quy định nghiêm cấm cán bộ, công chức, viên chức uống rượu bia trước, trong giờ làm việc, giờ nghỉ giữa giờ được đưa vào trong Luật.

 

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia là cần thiết

Liên quan đến việc này, bà Trần Thị Trang - Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế cho biết, Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 ban hành và có hiệu lực là rất cần thiết bởi tình hình sử dụng rượu bia của người Việt rất nhiều. 

"Việc sử dụng rượu bia sau đó tham gia giao thông gây hậu quả diễn ra không ít. Vì vậy ban hành luật sẽ tác động, làm giảm thói quen sử dụng rượu bia không phù hợp, sử dụng quá nhiều, uống rượu bia trong thời gian làm việc. 

Khi sử dụng rượu, bia vào buổi trưa sẽ gây mệt mỏi, tác động đến hệ thống thần kinh, giảm tập trung và chất lượng công việc.

Trước đây, các cơ quan hay bố trí liên hoan, tiếp khách vào buổi trưa nhưng bây giờ người ta nhận thức rõ và bố trí vào buổi chiều.

Mặc dù buổi trưa vẫn còn nhưng hạn chế được rất nhiều", bà Trang cho biết.

ai-kiem-tra-nong-do-con-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-o-co-quan-trong-gio-lam-viec

Bà Trần Thị Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế

Theo vị Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, cơ quan nào người đứng đầu ý thức tổ chức thực hiện tốt, ban hành những nội quy, quy định rõ ràng về việc sử dụng rượu, bia trước, trong thời gian làm việc sẽ tác động tốt đến nhân viên của mình.

"Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 đi vào cuộc sống đòi hỏi thời gian thực hiện, bởi nhiều yếu tố khác như thói quen sử dụng rượu bia, việc quảng cáo tràn lan...Nhưng tôi tin, sau thời gian Luật sẽ áp dụng tốt vào cuộc sống.

Đặc biệt vấn đề xử phạt được Chính phủ rất quan tâm, từ Nghị định 100 đến Nghị định 117 được ban hành.

Rồi đến những quy định về trách nhiệm người đứng đầu, tất cả cho thấy chúng ta đang từng bước hạn chế thói quen sử dụng rượu bia của một bộ phận người dân, cũng như cán bộ, công chức, viên chức", vị Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế, Bộ Y tế cho biết.

Ai kiểm tra nồng độ cồn cán bộ, công chức, viên chức tại cơ quan?

ai-kiem-tra-nong-do-con-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-o-co-quan-trong-gio-lam-viec

Cán bộ công chức, viên chức không được uống rượu bia trong trường hợp nào, đã được quy định trong Luật Phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực từ 1/1/2021.

Theo bà Trang, để hạn chế tình trạng uống rượu bia của công chức, viên chức đầu tiên phải quản lý bằng nội quy, quy chế của cơ quan, trách nhiệm của người lãnh đạo, người đứng đầu.

"Phải tuyên truyền, vận động và quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động không được sử dụng rượu bia tại nơi làm việc, trong thời gian làm việc. 

Bên cạnh đó là việc đôn đốc, kiểm tra, xử lý thực hiện của những người đứng đầu. Bởi những việc này thuộc quyền quản lý của Thủ trưởng các đơn vị.

Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019 đánh vào ý thức của người cán bộ, công chức, viên chức.

Nếu đối tượng không thực hiện, vi phạm quy chế nội quy của cơ quan, có thể đánh giá, xếp loại và có hình thức kỉ luật, xử phạt kịp thời", bà Trang nói.

Trước đó, để tổ chức thực hiện hiệu quả Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, Bộ Y tế ban hành Chỉ thị số 19/CT-BYT về việc tăng cường thực thi các quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu bia trong ngành y tế.

Lãnh đạo Vụ Pháp chế, Bộ Y tế cho biết: "Sau khi ban hành chỉ thị, tôi nhận thấy, đánh giá các đơn vị tổ chức tuyên truyền, triển khai đôn đốc thực hiện rất tốt.

Cái gì cũng phải có thời gian, đồng thời phải làm nghiêm, nhưng theo tôi nhận thấy bước đầu đã có hiệu quả.

Người dân, cán bộ, công chức, viên chức nhận thức rõ hơn về thực trạng mời rượu bia, ép uống rượu bia cũng đã giảm rất nhiều".