Ăn mít trái vụ, muốn an toàn nhất định phải biết điều này, lưu ý nhất là về liều lượng

Mít ăn vào mùa lạnh sẽ ngon và lạ miệng nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).

Nói về mùa mít chính vụ, trước đây ở miền Bắc mỗi năm chỉ có 1 mùa, thường là mùa thuận theo tự nhiên. Mít chín rầm rộ nhất vào khoảng tháng 5 đến tháng 6, gồm chủ yếu là mít dai, mít mật. Sang cuối tháng 7, hạt mít chín mọc mầm, lúc này sẽ không còn ngon nữa. Với năng suất như vậy sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

Thực tế, thời điểm  cũng là thời điểm nóng nực nhất trong năm nên mặc dù chính vụ nhưng nhiều người cũng không dám vô tư thưởng thức. Theo chia sẻ của nhiều chị em, thời điểm ăn mít ngon nhất là vào lúc thời tiết lạnh.

an-mit-trai-vu-muon-an-toan-nhat-dinh-phai-biet-dieu-nay-luu-y-nhat-la-ve-lieu-luong

Ảnh minh họa

Để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường, nhu cầu thưởng thức mít trái vụ quanh năm, thời gian qua, nhiều người dân đã chuyển đổi sang trồng cây mít Thái siêu sớm. Ưu điểm nhất của loại mít này là ít xơ, múi giòn, vị ngọt đậm, vượt trội về năng suất và tính thích nghi rộng với nhiều vùng sinh thái.

Loại mít này còn có tên gọi là mít tứ quý, một phần là vì nó là giống cây ăn trái ra hoa quanh năm mà không cần phải xử lý thuốc kích thích ra hoa. Vì vậy, người dân phần nào yên tâm thưởng thức mít trái vụ mà không lo hóa chất.

Theo kinh nghiệm của các bà nội trợ,  thường có thân rất mềm, mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn. Với những trái mít có phần gai cứng, dày, mắt không nở to đồng thời bên ngoài vẫn còn độ xanh rất dễ bị chín ép bằng hóa chất. Với những loại mít này tốt nhất không nên ăn.

Ăn mít bao nhiêu là đủ?

- Mít ăn vào mùa lạnh sẽ ngon và lạ miệng nhưng chỉ nên ăn với lượng vừa phải, với những người mắc bệnh mãn tính, chỉ nên ăn tối đa 80 g (khoảng 3-4 múi mít/ngày).

- Chỉ nên ăn mít sau khi ăn cơm 1-2 tiếng, lưu ý không ăn khi bụng đói bởi ăn lúc đói sẽ khiến cơ thể bị đầy bụng, khó tiêu…

- Nên ăn mít kèm với những hoa quả chín khác để cung cấp đủ nhu cầu vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

- Khi ăn cần nhai kỹ và không ăn vào buổi chiều tối.

- Nếu người nóng trong, hay nổi mụn nhọt, khi ăn mít thì cần bổ sung đủ nước (2-2,5l/ngày) và rau xanh (200-300 g/ngày).

- Người bị tiểu đường và gan nhiễm mỡ cần tuyệt đối kiêng mít. Hoặc muốn ăn thì chỉ đủ để thưởng thức.

5 lý do khiến bạn có thể "vô tư" thưởng thức mít, kể cả mít trái vụ

an-mit-trai-vu-muon-an-toan-nhat-dinh-phai-biet-dieu-nay-luu-y-nhat-la-ve-lieu-luong

Ảnh minh họa

Mít có hàm lượng calo cao

100g thịt của quả mít cung cấp 95 calo. Thịt mít chín có mùi thơm đặc trưng và dễ tiêu hóa nhờ có đường đơn như fructose và sucrose – loại đường mà khi chúng ta ăn sẽ làm tăng dự trữ năng lượng và tiếp thêm sinh khí trực tiếp cho cơ thể.

Chứa nhiều chất xơ

Mít rất giàu chất xơ, vì vậy nó giống như là một liều thuốc nhuận tràng tốt cho tiêu hóa. Các chất xơ sẽ giúp bảo vệ màng nhầy của ruột bằng cách giảm thời gian tiếp xúc cũng như sự gắn kết của các hóa chất gây ung thư trong ruột kết.

Chứa nhiều vitamin A

Thịt mít tươi có chứa vitamin A và các sắc tố flavonoid như carotene-Ay, xanthin, lutein và cryptoxanthin-Ay. Khi ăn các loại trái cây tự nhiên giàu vitamin A và carotene theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng hoàn toàn có thể bảo vệ phổi và phòng ngừa ung thư khoang miệng.

Chứa nhiều vitamin C

Mít chính giáu vitamin C giúp chống oxy hóa. Mít cung cấp khoảng 13,7 mg hoặc 23% RDA. Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể miễn dịch với nhiễm trùng và các gốc tự do có hại.

Giàu các vitamin B

Mít là một trong các loại trái cây hiếm rất giàu vitamin nhóm B. Số vitamin nhóm B bao gồm B6 (pyridoxine), niacin, riboflavin và acid folic.

Ngoài ra, mít tươi còn là một nguồn cung cấp dồi dào kali, magiê, mangan và sắt. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.

Theo GiaDinh