Bé gái ở Bình Dương bầm tím mặt vì cha "lỡ tay khi dạy học": Cần mạnh tay xử lý b.ạo hà.nh gia đình

Vụ việc một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh báo tình trạng bạo hành gia đình đang gia tăng trong thời gian gần đây.

Sáng nay (1/10), mạng xã hội chia sẻ hình ảnh kèm bình luận về việc bé gái (6 tuổi) ở Bình Dương bị chính cha ruột của mình bạo hành gây bức xúc dư luận.

Qua xác minh, nạn nhân là bé L.M.H.Y (6 tuổi). Người bạo hành bé được xác định là ông Lê Quốc Hùng (43 tuổi, cha ruột) và bà Phụng (mẹ kế), cùng ngụ xã Phú An, thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

be-gai-o-binh-duong-bam-tim-mat-vi-cha-lo-tay-khi-day-hoc-can-manh-tay-xu-ly-b-ao-ha-nh-gia-dinh

Bạo lực trẻ em trong gia đình tác động cả vào tinh thần và thể xác gây tổn thương nghiêm trọng đến đời sống tình cảm và sức khỏe của trẻ. Ảnh minh họa

Theo con số thống kê của Bộ Lao động – Thương binh xã hội, đến nay, cả nước có hơn 25 triệu trẻ em, chiếm 29% tổng dân số, trong đó có hơn 1,4 triệu em có hoàn cảnh đặc biệt, hơn 1,2 triệu em bị khuyết tật… Tuy nhiên, điều đáng lo ngại hiện nay là tình trạng ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột trẻ em vẫn diễn biến phức tạp và trở thành vấn đề bức xúc cho xã hội.

Mới đây, theo khảo sát nhanh của một nhóm nghiên cứu từ Đại học Y Hà Nội, trong thời gian giãn cách xã hội do dịch COVID-19, số nạn nhân được hỗ trợ giải cứu và tiếp nhận vào Ngôi nhà Bình Yên tại Hà Nội tăng so cùng kỳ năm trước. Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111 cũng nhận được nhiều hơn những cuộc gọi tư vấn hoặc đề nghị can thiệp có liên quan đến bạo lực trẻ em.

Theo các chuyên gia nhận định, tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em đã gây thiệt hại lớn cho xã hội và sự phát triển chung của đất nước.

Gánh nặng của nạn bạo lực xâm hại trẻ em, (đặc biệt là về sức khỏe hoặc các hành vi gây nguy hại trực tiếp cho sức khỏe) ước tính đã làm thiệt hại khoảng 209 tỷ USD, chiếm gần 2% GDP trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

Việc phòng, chống xâm hại phụ nữ, trẻ em; đặc biệt là xâm hại về tình dục là vấn đề cấp thiết, cần có sự tham gia vào cuộc của toàn hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội. Các cơ quan tư pháp cần phải thực hiện tốt chức năng điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các vụ án xâm hại tình dục đối với trẻ em.

Hơn lúc nào hết, vai trò và giá trị của gia đình ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng. Đây chính là môi trường sống đầu tiên, là nơi hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người.

Mỗi thành viên trong gia đình, nhất là người làm cha, mẹ cần trang bị kiến thức cho bản thân và giáo dục, hướng dẫn cho con, cháu mình những kiến thức, kỹ năng cơ bản trong việc nhận diện, phòng, chống các hành vi xâm hại, bạo hành...

Để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực gia đình cần nâng cao nhận thức của cả xã hội; tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng về hậu quả của bạo lực đối với trẻ em.

Đồng thời, đẩy mạnh truyền thông, chú trọng việc hỗ trợ, cung cấp kiến thức nuôi dạy con cho cha mẹ, người chăm sóc và gia đình.

Theo GiaDinh