Bị chẩn đoán ung thư dạ dày, người phụ nữ nhanh chóng cảnh báo mọi người không nên uống nước kiểu này

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, trong đó thói quen ăn uống không tốt cũng là thủ phạm gây bệnh.

Tại phòng khám của Khoa Tiêu hóa thuộc Bệnh viện nhân dân số 3 Hàng Châu, có một bệnh nhân nữ, khoảng hơn 30 tuổi bị chướng bụng, người phụ nữ cứ nghĩ bản thân bị viêm dạ dày.

Nhưng khi khám và làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán người phụ nữ bị ung thư dạ dày . Phản ứng đầu tiên của bệnh nhân chính là nói thiết bị kiểm tra có bị lỗi hay không, cô có sức khỏe tốt, không có thói quen xấu, tại sao lại bị ung thư dạ dày?

bi-chan-doan-ung-thu-da-day-nguoi-phu-nu-nhanh-chong-canh-bao-moi-nguoi-khong-nen-uong-nuoc-kieu-nay

Người phụ nữ sau khi kiểm tra phát hiện bệnh ung thư dạ dày

Bác sĩ Trương Vệ, trường Khoa Tiêu hóa, sau khi tìm hiểu về thói quen sinh hoạt của người bệnh thì phát hiện, hóa ra bệnh nhân từ nhỏ đã có thói quen uống nước nóng, đồ ăn cũng phải thật nóng.

Theo chia sẻ của người phụ nữ: "Do trước đây tôi thường xuyên bị đau bụng kinh, uống nước nóng giúp tình trạng đau bụng cải thiện rất tốt, từ đó mới hình thành thói quen như vậy. Sau mỗi bữa ăn tôi cũng đều uống một chút nước nóng, không ngờ thói quen này lại gây hại sức khỏe".

Bác sĩ Trương Vệ chia sẻ, đây thực sự là một thói quen xấu. Nghiên cứu của các chuyên gia cho thấy uống một số loại nước trên 65 độ C trong thời gian dài có nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Điều này là do niêm mạc dạ dày của cơ thể con người chỉ có thể chịu được nhiệt độ cao nhất là 50-60 độ C. Uống nước nóng thường xuyên có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày, sản sinh ra các tế bào bất thường và làm tăng nguy cơ ung thư.

bi-chan-doan-ung-thu-da-day-nguoi-phu-nu-nhanh-chong-canh-bao-moi-nguoi-khong-nen-uong-nuoc-kieu-nay

Nguyên nhân dẫn đến ung thư là thói quen uống nước quá nóng

Do đó, trong cuộc sống hàng ngày, kiến nghị mọi người phải quan tâm đến sức khỏe dạ dày và phòng ngừa ung thư dạ dày. Ngoài việc uống ít nước nóng, cần phải lưu ý những điều dưới đây:

1. Tránh thức khuya

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, thức khuya trong thời gian dài dễ dẫn đến các bệnh như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày. Đó là do khi chúng ta thức khuya, quá trình lưu thông máu trong dạ dày sẽ giảm đi nhiều, dẫn đến việc niêm mạc dạ dày bị suy yếu. Từ đó khả năng chống chọi với mầm bệnh của dạ dày cũng yếu đi, khiến cơ thể dễ mắc các loại bệnh.

Bác sĩ nhắc nhở rằng giấc ngủ ngon chính là thần dược để nuôi dưỡng dạ dày. Vì vậy, vì sức khỏe của chúng ta, hãy tránh thức khuya.

Nếu bạn phải thức khuya vì những lý do đặc biệt, hãy nhớ uống một tách trà sau khi thức dậy để giảm bớt tổn thương cho dạ dày. Đồng thời cũng nhắc nhở rằng, bữa sáng không ăn thức ăn sống hoặc lạnh.

2. Không uống rượu và hút thuốc

bi-chan-doan-ung-thu-da-day-nguoi-phu-nu-nhanh-chong-canh-bao-moi-nguoi-khong-nen-uong-nuoc-kieu-nay

Ảnh minh họa

Một số bệnh nhân đã mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa nhưng vẫn không nghe theo lời khuyên của bác sĩ, trong sinh hoạt hàng ngày vẫn tiếp tục hút thuốc, uống rượu.

Đây là một thói quen rất xấu. Vì hút thuốc lá làm chậm quá trình lưu thông máu trong dạ dày và thắt chặt các mạch máu, lượng máu cung cấp cho dạ dày giảm, gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

Ngoài ra, uống rượu bia nhiều sẽ phá hủy hàng rào niêm mạc dạ dày và gây ra nhiều bất thường khác nhau ở niêm mạc dạ dày như xung huyết, viêm loét…. Thậm chí bị chảy máu trong trường hợp nặng. Đồng thời, rượu bia còn là thủ phạm dẫn đến xơ gan, viêm tụy mãn tính. Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo, vì sức khỏe, hãy hạn chế nghiện rượu và tránh hút thuốc lá.

3. Chế độ ăn uống điều độ, có thói quen ăn chậm nhai kỹ

bi-chan-doan-ung-thu-da-day-nguoi-phu-nu-nhanh-chong-canh-bao-moi-nguoi-khong-nen-uong-nuoc-kieu-nay

Ảnh minh họa

Để bảo vệ sức khỏe đường tiêu hóa của chúng ta, điều quan trọng nhất là phải có một chế độ ăn uống điều độ. Bữa sáng tốt nhất là từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng, bữa trưa tốt nhất nên ăn trước 1 giờ chiều và bữa tối tốt nhất nên ăn từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối. Ăn quá khuya có thể gây khó tiêu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Nhớ nhai chậm khi ăn, bởi nhai kỹ và nuốt từ từ có thể giúp đường tiêu hóa của chúng ta tốt hơn, thông qua việc nhai, thức ăn có thể được nghiền nát hoàn toàn.

Từ đó thúc đẩy quá trình hấp thụ và tiêu hóa thức ăn trong đường tiêu hóa. Không chỉ giảm bớt gánh nặng cho đường tiêu hóa mà còn cho cơ thể chúng ta hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn.

Theo Nhịp Sống Việt