Bộ phận này của cá bị nhiều người vứt đi nhưng không ngờ lại có công dụng chữa bệnh cực tốt

Không ngờ phần vảy cá mà đa số cá bà nội trợ vứt bỏ trong quá trình làm sạch và chế biến cá lại có công dụng tuyệt với sức khỏe đến vậy.

Vảy cá là bộ phận được đa số các bà nội trợ cạo bỏ trước khi chế biến. Tuy nhiên, khi phân tích vảy cá, các nhà khoa học đã tìm thấy trong đó khá nhiều chất dinh dưỡng. 

Người ta tìm thấy chất lecithin có trong vảy cá, có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa tế bào não, từ đấy tăng cường khả năng nhớ của não bộ.

Đồng thời, vảy cá cũng chứa vô số axit béo không no có tác dụng giảm cholesterol đóng bám ở thành huyết quản, nhờ vậy mà phòng chống tình trạng hẹp đường ống mạch máu và giữ cho sự tuần hoàn huyết dịch được thông thoát. 

Không chỉ thế, vảy cá còn chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng với hàm lượng canxi và phốt pho cực cao, có tác dụng hỗ trợ cho việc phòng và trị bệnh còi xương, loãng xương.

bo-phan-nay-cua-ca-bi-nhieu-nguoi-vut-di-nhung-khong-ngo-lai-co-cong-dung-chua-benh-cuc-tot

Rất nhiều chất dinh dưỡng được tìm thấy trong vảy cá. Ảnh minh họa

 

Theo tìm hiểu, các bộ sách y học cổ truyền lớn của Trung Quốc cũng đã ghi nhận vảy cá có công dụng trị bệnh vô cùng hiệu quả. 

Cụ thể, vảy cá chép và vảy cá giếc khi đem đi ninh thành keo sẽ trị khỏi chứng chảy máu mũi, chảy máu chân răng, bệnh tử điển (xuất huyết ở da và niêm mạc, da có vết màu tím) thường gặp ở trẻ em lẫn phụ nữ…

Mặt khác một số bộ phận khác của cá được truyền miệng tốt cho sức khỏe, nhưng thực chất các chuyên gia khuyến cáo hạn chế hoặc không nên ăn vì những lý do sau:

Ruột cá

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa HN) cho biết ruột cá là cơ quan chứa nhiều chất bẩn nhất. 

Cá sống dưới nước lại ăn tạp, do đó dễ nhiễm các loại độc tố, vi sinh vật hoặc ký sinh trùng có hại như trứng sán, trứng giun, giun xoắn. 

Ăn ruột cá sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm ký sinh trùng gây hại cho gan và các nội tạng khác. Vì vậy, các bà nội trợ khi mua cá về nên sơ chế và loại bỏ phần ruột trong quá trình làm cá.

Với ruột cá to nếu dùng làm món ăn cần phải cẩn trọng. Trước khi chế biến, cần rửa sạch ruột cá bằng muối. Đặc biệt, phải đảm bảo nguyên tắc ăn chín uống sôi.

bo-phan-nay-cua-ca-bi-nhieu-nguoi-vut-di-nhung-khong-ngo-lai-co-cong-dung-chua-benh-cuc-tot

Ảnh minh họa

 

Lớp màng đen trong bụng cá

Lớp màng đen trong bụng cá là nơi lắng đọng của các tế bào sắc tố trong cá nên mới có màu đen, có mùi tanh khi nấu chín. Đây là lớp bên trong phúc mạc của cá, có vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn.

Bản thân bộ phận này có hàm lượng chất béo cao, giá trị dinh dưỡng thấp và có nhiều khả năng làm phong phú thêm một số chất gây ô nhiễm hòa tan trong chất béo. Vì vậy, đây không phải là một lựa chọn lành mạnh.

Mật cá

Nhiều người truyền tai nhau nuốt mật cá để chữa bệnh. Trong khi,  mật cá cung cấp các men, enzim song cũng chứa rất nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.

Người ăn mật cá sẽ có nguy cơ trúng độc, sốc nhiễm khuẩn, chảy máu cấp. Nhiều người lấy mật cá ủ rượu như mật cá trắm, rất nguy hiểm, có thể khiến tử vong.

Lưu ý: Khi chế biến nên tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật cá bắn vào mắt.

Não cá

Não cá là bộ phận chứa hàm lượng lớn axit béo không bão hòa và phospholipid. Những chất này có lợi cho sức khỏe não bộ, hỗ trợ điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người già, tăng cường phát triển trí não ở trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, cần phải chú ý rằng các loài cá sống ở tầng đáy như cá kiếm, cá ngừ, các vược, cá kính... dễ bị nhiễm kim loại nặng, trong đó có thủy ngân. Các chất này thường tích tụ trong não và mắt của cá. Con người tiêu thụ nhiều các bộ phận này, sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng. Đặc biệt là thủy ngân có thể phá hủy hệ thống thần kinh của trẻ nhỏ.

Theo GiaDinh