Chế độ ăn ảnh hưởng thế nào đến chức năng của hệ miễn dịch và lời giải thích từ chuyên gia

Hệ miễn dịch là một mạng lưới phức tạp, liên tục hoạt động để bảo vệ cơ thể khỏi các mầm bệnh, bao gồm vi khuẩn, độc tố, ký sinh trùng và virus.

Hệ miễn dịch được chia làm hai nhánh chính là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Trong đó, miễn dịch bẩm sinh là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, bao gồm các hàng rào vật lý như da và màng nhầy.

Trên thực tế, theo Jillian Kubala, chuyên gia dinh dưỡng tại Long Island, New York, đây không phải là hàng rào phòng thủ đáng tin cậy vì chúng luôn phản ứng với tất những kẻ xâm nhập từ bên ngoài, kể cả không gây hại. Nếu không thể loại bỏ mầm bệnh, miễn dịch thích ứng sẽ xảy ra.

Chúng làm hình thành nên các tế bào máu và protein đặc biệt, có khả năng giải quyết tác nhân gây nhiễm trùng cụ thể.

Hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả sẽ giúp bạn sở hữu một cơ thể khỏe mạnh. Một số yếu tố như bệnh tật, thuốc, lối sống ảnh hưởng không nhỏ tới chức năng này.

Chế độ ăn uống có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch thế nào?

che-do-an-anh-huong-the-nao-den-chuc-nang-cua-he-mien-dich-va-loi-giai-thich-tu-chuyen-gia

Sự tương tác giữa chế độ ăn uống và hệ miễn dịch rất phức tạp. Các nhà khoa học vẫn đang tìm hiểu thực phẩm giúp ích hoặc gây hại thế nào đến chức năng miễn dịch.

Không ít nghiên cứu đã chỉ ra chế độ ăn uống ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe trong tương lai. Chuyên gia Jillian đưa ra ví dụ, những loại thực phẩm bạn tiêu thụ hàng ngày sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ sinh vật trong đường ruột, tăng nguy cơ mắc viêm ruột.

Những người hấp thụ nhiều chất béo bão hòa, đường, muối và calo có xu hướng mắc các bệnh mãn tính. Trong khi đó, chế độ ăn giàu thực phẩm toàn phần như rau, trái cây, các loại hạt, đậu, hải sản và ít món ăn đã qua chế biến có thể làm giảm nguy cơ mắc những vấn đề sức khỏe, thúc đẩy chức năng miễn dịch.

Ngoài ra, thiếu chất hoặc không hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết như vitamin D, kẽm và vitamin C cũng ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch. Tình trạng này thường phổ biến ở những người sở hữu chế độ ăn chứa nhiều thực phẩm đã qua chế biến, ít thực phẩm toàn phần.

Tác hại của chế độ ăn uống không lành mạnh

che-do-an-anh-huong-the-nao-den-chuc-nang-cua-he-mien-dich-va-loi-giai-thich-tu-chuyen-gia

Chế độ ăn chứa nhiều đường và carbs tinh luyện tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển trong đường ruột, dẫn đến các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như đầy hơi.

Chế độ ăn giàu carbohydrate tinh luyện, đường bổ sung, chất béo bão hòa và calo ảnh hưởng đến hệ miễn dịch theo nhiều cách.

Ví dụ, thực phẩm và đồ uống như nước ngọt, kẹo tác động đáng kể đến lượng đường trong máu, làm tăng protein gây viêm interleukin-6 (IL-6).

Chúng cũng ảnh hưởng tới hoạt động của các tế bào miễn dịch, trong đó có bạch cầu trung tính và thực bào. Một nghiên cứu vào năm 2012 cũng đã chỉ ra, lượng đường trong máu cao sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch.

Không những vậy, thói quen ăn nhiều muối còn ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng chống viêm của cơ thể, tăng nguy cơ mắc một số bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Những yếu tố khác, bao gồm lối sống ít vận động và tiếp xúc với độc tố, cũng dẫn đến tình trạng này.

Chế độ ăn tốt cho hệ miễn dịch

che-do-an-anh-huong-the-nao-den-chuc-nang-cua-he-mien-dich-va-loi-giai-thich-tu-chuyen-gia

Trong khi tiêu thụ nhiều thực phẩm qua chế biến, chứa đường và calo có thể dẫn đến các vấn đề về miễn dịch, chế độ ăn giàu thực vật lại có lợi cho sức khỏe.

Chế độ ăn Địa Trung Hải bao gồm nhiều rau, các loại đậu, hạt, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, dầu ô liu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh, viêm nhiễm và hỗ trợ hoạt động của đường ruột.

Nhìn chung, tăng cường chất xơ sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh axit béo chuỗi ngắn (SCFAs), bao gồm axetat, propionat và butyrat. SCFAs là sản phẩm cuối cùng của quá trình lên men vi khuẩn trong ruột và có lợi cho sức khỏe. Chúng giúp duy trì sức khỏe và cải thiện chức năng miễn dịch của biểu mô ruột.

Thực phẩm giàu chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin, protein, khoáng chất và các hợp chất thực vật cũng hỗ trợ giảm viêm, thúc đẩy cân bằng vi khuẩn đường ruột, hạn chế mất cân bằng oxy hóa và tổn thương tế bào. Đồng thời, một số chất khác còn cải thiện lượng đường trong máu và độ nhạy insulin. Tất cả những điều này đều rất cần thiết cho hệ miễn dịch.

Nhìn chung, để tăng cường hệ miễn dịch , một người nên tập trung duy trì một chế độ ăn uống cân bằng, giàu thực phẩm toàn phần, giàu chất dinh dưỡng.

Áp dụng một chế độ ăn lành mạnh, tránh căng thẳng, nghỉ ngơi đầy đủ và vận động thường xuyên là cách đơn giản nhất để duy trì hệ miễn dịch hoạt động bình thường và giảm nguy cơ mắc bệnh.

(Nguồn: Medicalnewstoday)

Theo Trí thức trẻ