Chỉ bắt xe Thành Bưởi, vì sao?

Có ý kiến cho rằng nếu Thành Bưởi mà bị xử đến nước phải “ra đi”, chắc chắn hành khách đi tuyến TP.HCM – Đà Lạt và ngược lại là thiệt nhất. Khi đó chỉ còn một hãng độc quyền.

Nếu hai tuần nay, ai có việc đi từ TP.HCM lên Đà Lạt hay ngược lại, ắt hẳn sẽ nghe câu chuyện hãng xe Thành Bưởi đang bị “xử” tơi bời.
Đỉnh điểm là chuyện ba tổ thanh tra của bộ Giao thông vận tải mặc thường phục đã có mặt trên ba chuyến xe của Thành Bưởi từ bến xe Lê Hồng Phong (quận 5, TP.HCM) đi Lâm Đồng, nhằm mật phục bắt quả tang sai phạm của nhà xe này.

Đây là hãng xe có thể nói là “trùm” trong việc vận chuyển hành khách từ TP.HCM đi Đà Lạt và ngược lại. Chịu khó tìm hiểu, ai cũng dễ dàng nhận thấy, chuyện “xử” xe Thành Bưởi xuất phát từ nguyên nhân nhà xe này chạy tuyến cố định nhưng lại núp bóng kiểu đưa rước khách du lịch.

Theo đó, nhà xe rước khách ngay trong nội thành, không thông qua bến xe, gây thất thu thuế nhà nước.

Theo không ít người am hiểu lĩnh vực vận tải hành khách đường bộ thì đây rất có thể lại là cuộc chiến của các “ông lớn” khai thác tuyến TP.HCM – Đà Lạt và ngược lại.

Với những sai phạm trên chuyện Thành Bưởi bị “xử” là lẽ đương nhiên, nhằm làm trong sạch hoạt động vận chuyển hành khách đường bộ bằng tuyến cố định vốn từ trước đến nay vô cùng bát nháo.

Tuy nhiên, theo không ít người am hiểu lĩnh vực vận tải hành khách đường bộ thì đây rất có thể lại là cuộc chiến của các “ông lớn” khai thác tuyến TP.HCM – Đà Lạt và ngược lại.

Theo họ, rồi chuyện đâu cũng vào đấy, vì cuối cùng vẫn không thể thu về cho ngân sách đồng nào từ những chiếc vé xe TP.HCM đi Đà Lạt và ngược lại. Bởi khách đi tuyến này vẫn có những nhà xe núp bóng khác phục vụ mà không cần vào bến.

Nghi ngờ trên hoàn toàn có cơ sở, khi ai cũng thấy ở khu vực nội thành TP.HCM có rất nhiều nhà xe chạy tuyến cố định nhưng núp bóng bằng hợp đồng vận chuyển khách du lịch.

Tính riêng tuyến TP.HCM – Đà Lạt có hai nhà xe lớn cùng hoạt động trên đường Lê Hồng Phong (quận 5) là nhà xe Thành Bưởi và Phương Trang. Trong đó, nếu Thành Bưởi mười thì Phương Trang cũng tới chín chứ chả thua.

“Người dân ai cũng thấy, chẳng lẽ các cơ quan chức năng không thấy. Vậy mà, khi mật phục xử thì chỉ chăm chăm vào một nhà xe. Vậy chắc chắn có gì đó không ổn rồi”, ông Nguyễn Hữu Nguyên, cán bộ trung tâm Nghiên cứu chiến lược và chính sách quốc gia (trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) khẳng định.

“Tìm đâu ra người ngày nào cũng mật phục và làm thế nào để mật phục hết tất thảy các loại xe”, ông Nguyên hỏi.

Cái gốc của vấn đề ở đây chính là chuyện luật hở, phải sửa để triệt tận gốc cái kiểu núp bóng kể trên, chứ không phải dùng cách mật phục theo kiểu “hình sự” vừa nêu. Làm như vậy vừa tạo ra nghi ngờ về tính công bằng trong dư luận, vừa không khoa học.

Đúng như lời ông Nguyên nói, dù mấy hôm nay hãng xe Thành Bưởi bị “xử” dồn dập, nhưng theo liên hệ với bến xe Miền Đông thì lượng khách vào bến đi Đà Lạt không tăng so với các tuần trước.

Cái gốc của vấn đề ở đây chính là chuyện luật hở, phải sửa để triệt tận gốc cái kiểu núp bóng kể trên, chứ không phải dùng cách mật phục theo kiểu “hình sự” vừa nêu. Làm như vậy vừa tạo ra nghi ngờ về tính công bằng trong dư luận, vừa không khoa học.

Lượng khách đó về đâu? Xin thưa, không đâu khác ngoài đường Lê Hồng Phong. Thực tế, trưa ngày 9.8, tại điểm tập kết khách của Thành Bưởi và Phương Trang, hành khách đi Đà Lạt vẫn đến đăng ký chỗ ầm ầm.

Chỉ có điều, tình thế đã đảo ngược, khi lượng khách của Thành Bưởi bắt đầu giảm cũng là lúc lượng khách của Phương Trang đang tăng lên từng ngày.

Từ chuyện oái oăm trên, ông Nguyên tiếp tục đưa ra khuyến cáo, nếu Thành Bưởi mà bị xử đến nước phải “ra đi”, chắc chắn hành khách đi tuyến TP.HCM – Đà Lạt và ngược lại là thiệt nhất.

Khi đó chỉ còn một hãng độc quyền, đố ai dám nhào vô khi nhìn bài học của Thành Bưởi. Hãy xem lại cách làm!

Riêng tuyến TP.HCM – Đà Lạt có hai nhà xe lớn cùng hoạt động trên đường Lê Hồng Phong (quận 5) là nhà xe Thành Bưởi và Phương Trang.

Riêng tuyến TP.HCM – Đà Lạt có hai nhà xe lớn cùng hoạt động trên đường Lê Hồng Phong (quận 5) là nhà xe Thành Bưởi và Phương Trang.

Riêng tuyến TP.HCM – Đà Lạt có hai nhà xe lớn cùng hoạt động trên đường Lê Hồng Phong (quận 5) là nhà xe Thành Bưởi và Phương Trang. Ảnh: TL

Theo Đào Lê - TGTT