Chuyên gia cảnh báo kiểu dùng đũa khiến miệng ăn toàn vi khuẩn, về lâu dài còn bị ung thư nhưng gia đình nào cũng mắc

Vào những ngày ẩm ướt, tình trạng đũa ẩm được đem ra dùng cho bữa sau càng trở nên phổ biến. Nhưng dường như ít ai quan tâm đến vấn đề này ảnh hưởng sức khỏe ra sao.

Rửa sạch đũa rồi đem cắm vào ống, yên tâm dùng cho lần sau - Thói quen nhiều người đang làm trong nhà bếp

Sau mỗi lần cơm nước xong xuôi, bạn mang bát đũa đi rửa. Sử dụng nước rửa bát, bạn yên tâm bát đũa được khử sạch vi khuẩn. Úp bát đĩa vào kệ, tủ, thìa đũa thì được dựng ở trong ống đựng. Bạn yên tâm bát đũa đảm bảo sạch sẽ cho những lần sử dụng sau. Thực tế, thói quen dùng đũa kiểu này đang gây hại sức khỏe của gia đình bạn dần mòn mỗi ngày.

chuyen-gia-canh-bao-kieu-dung-dua-khien-mieng-an-toan-vi-khuan-ve-lau-dai-con-bi-ung-thu-nhung-gia-dinh-nao-cung-mac

Thói quen dùng đũa kiểu này đang gây hại sức khỏe của gia đình bạn dần mòn mỗi ngày.

Nguyên nhân bởi, đũa sau khi được rửa sạch lại cắm luôn vào trong ống đựng đũa thì không đảm bảo được làm khô hoàn toàn. Vào những ngày ẩm ướt, tình trạng đũa ẩm được đem ra dùng cho bữa sau càng trở nên phổ biến. Ít ai để ý nhìn lại những đôi đũa tre, gỗ đã được rửa và đựng trong ống đũa. Ai cũng coi là chuyện đương nhiên, đũa sạch mà, rửa bằng nước rửa bát rồi mà, cần gì phải lo lắng có bị nhiễm khuẩn hay không làm gì. Và cứ như thế nhiều gia đình vô tư ngồi vào mâm cơm, dùng những đôi đũa còn ẩm ướt và sử dụng đến hết bữa. Thực tế, thói quen này đang ngấm ngầm bào mòn sức khỏe của gia đình mà bạn không hay biết.

Đũa bị ẩm ướt, nhất là đũa gỗ có nguy cơ nhiễm nấm mốc, gây ung thư

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), sau khi rửa bát đũa xong, đem bát vào kệ, tủ là nhiều người yên tâm bát đũa sạch sẽ. Thói quen này chưa thực sự đảm bảo.

chuyen-gia-canh-bao-kieu-dung-dua-khien-mieng-an-toan-vi-khuan-ve-lau-dai-con-bi-ung-thu-nhung-gia-dinh-nao-cung-mac

Sau khi rửa bát đũa xong, đem bát vào kệ, tủ là nhiều người yên tâm bát đũa sạch sẽ.

"Khu vực úp bát đũa thường ẩm ướt hơn những khu vực khác trong căn bếp. Khi cắm đũa vào ống đựng, đũa đang ướt hoàn toàn, kể cả chúng ta có đập đũa, xoa đũa... như thế nào chăng nữa nhằm giảm bớt nước, giúp đũa nhanh khô hơn thì cũng không đảm bảo sẽ khô ráo hoàn toàn. Vào những ngày thời tiết khô hanh thì có thể đến bữa sau, đũa khô ráo như mong đợi, còn lại, nhất là khi tiết trời ẩm ướt thì điều này rất khó xảy ra", chuyên gia khẳng định.

Bản thân đũa ẩm ướt được sử dụng cho các bữa ăn sau vốn đã không tốt cho sức khỏe. Nếu đũa nhà bạn là dạng đũa gỗ thì điều này càng nghiêm trọng hơn. "Hầu hết các gia đình hiện nay sử dụng đũa gỗ vì sự tiện lợi, dễ sử dụng, giá thành rẻ... Nhưng đũa gỗ bị ẩm ướt thường xuyên dễ dàng sinh sôi vi khuẩn vì có môi trường thuận lợi. Khi ăn cơm, dùng loại đũa này gắp thức ăn, ăn cơm... thì vô tình khiến vi khuẩn đi vào cơ thể. Đặc biệt, đũa gỗ bị ẩm ướt ngày qua ngày có thể xuất hiện hiện tượng nấm mốc mà mắt thường có thể chưa nhìn thấy mầm bệnh này ngay", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nói.

chuyen-gia-canh-bao-kieu-dung-dua-khien-mieng-an-toan-vi-khuan-ve-lau-dai-con-bi-ung-thu-nhung-gia-dinh-nao-cung-mac

Đũa gỗ bị ẩm ướt ngày qua ngày có thể xuất hiện hiện tượng nấm mốc mà mắt thường có thể chưa nhìn thấy mầm bệnh này ngay.

Sử dụng đũa bị nấm mốc để ăn cơm đồng nghĩa việc bạn nạp nguồn gây ung thư vào cơ thể. "Ngô, lạc, quả hạnh, hạt có dầu, quả khô, gạo, đậu, gia vị bị mốc có thể gây nhiễm độc tố Afflatoxin, gây ung thư gan. Ngũ cốc, nho thối, rượu vang, cà phê, quả khô, một vài loại thịt động vật bị nhiễm độc tố Ochratoxin gây ung thư thận, gan. Ngô, gạo bị mốc có thể nhiễm độc tố Fumonisin của nấm mốc có thể gây ung thư gan, ung thư thực quản. Còn đồ dùng nhà bếp như đũa gỗ nhiễm nấm mốc vẫn được đem ra sử dụng thì nguy cơ ung thư gan là điều khó tránh", PGS.TS Trần Đáng (Nguyên Cục trưởng Cục An toàn Thực phẩm) cho hay.

Mầm mống gây bệnh rất rõ ràng nhưng đáng tiếc người Việt chúng ta vẫn đang dửng dưng vì dùng đũa như vậy bao nhiêu năm đã làm sao đâu? PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh khẳng định: "Nguồn gây bệnh không thường gặp ở dạng cấp tính mà tích tụ dần gây bệnh mãn tính".

chuyen-gia-canh-bao-kieu-dung-dua-khien-mieng-an-toan-vi-khuan-ve-lau-dai-con-bi-ung-thu-nhung-gia-dinh-nao-cung-mac

Sau khi rửa sạch bát đũa, tốt nhất đem đi sấy khô, nhất là với đũa ăn hàng ngày càng cần được sấy khô làm sạch.

Vậy, sau khi rửa đũa cần làm gì?

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, sau khi rửa sạch bát đũa, tốt nhất đem đi sấy khô, nhất là với đũa ăn hàng ngày càng cần được sấy khô làm sạch. Bạn cũng có thể phơi cả rổ bát ra ở khu vực có ánh nắng, đảm bảo sạch sẽ để diệt khuẩn. Còn nếu không được, trong những ngày mưa gió ẩm ướt kéo dài, bạn có thể cần sự hỗ trợ của máy sấy, khử khuẩn, máy tiệt trùng đũa thìa...

Chuyên gia cũng khuyên, sau mỗi tháng nên ngâm đũa vào nước sôi trong khoảng 30 phút (không áp dụng với đũa nhựa hoặc đũa sơn). Ngoài ra, bất kì loại đũa ăn nào cũng có hạn sử dụng, nếu quá hạn sử dụng mà vẫn tiếp tục dùng đũa thì nguy cơ hại sức khỏe sẽ càng tăng. Thông thường, các loại đũa có hạn sử dụng 3-6 tháng, sau khoảng thời gian này nên thay đũa mới.

Theo GiaDinh