Clip 2 ông chú hút thuốc ở phòng máy lạnh sửng cồ, tự nhận vô học khi bị phụ nữ nhắc

“Ông chú trung niên vào phòng có điều hoà và biển cấm hút thuốc nhưng vẫn phì phèo điếu thuốc, nhả khói vô tư. Nhân viên quán sợ, không dám nói gì. Khách khác góp ý thì bật lại tanh tách”, người đăng clip chia sẻ.

clip-2-ong-chu-hut-thuoc-o-phong-may-lanh-sung-co-tu-nhan-vo-hoc-khi-bi-phu-nu-nhac

Ngồi uống cà phê trong phòng có máy lạnh và bảng cấm hút thuốc, hai người đàn ông lớn tuổi vẫn cầm điếu thuốc hút phì phèo. Nhân viên ngại đụng chạm khách nên không dám nói gì.

Khi chị N.A (khách khác cùng phòng) tới nhắc nhở thì hai ông chú sửng cồ và phản ứng quyết liệt.

Trong clip, ông chú mặc áo thun đen nói: “Thôi, đừng nói nữa, đừng nói câu gì nữa. Bạn không là cái gì, tôi cũng không là cái gì để cấm bạn cả”, còn người ngồi bên cạnh vẫn tiếp tục hút thuốc.

Chị N.A giải thích: “Thế nơi đây cấm hút thuốc mà các chú vẫn hút” thì ông chú mặc áo đen cãi phăng và tự nhận mình vô học: “Đó là việc của người ta. Bạn văn minh hơn, bạn đi chỗ khác đi. Chúng tôi vô học hơn, chúng tôi ngồi đây, được chưa?”.

Chị N.A dù bức xúc nhưng cạn lời nên đăng clip này lên Facebook để dân mạng phân xử.

clip-2-ong-chu-hut-thuoc-o-phong-may-lanh-sung-co-tu-nhan-vo-hoc-khi-bi-phu-nu-nhac 

Ông chú tự nhận vô học khi bị phụ nữ nhắc chuyện hút thuốc.

Không cần có bảng cấm, chuyện không hút thuốc trong phòng máy lạnh và ở những nơi có phụ nữ, trẻ em được xem là văn hoá ứng xử cơ bản. Khói thuốc lá là sát thủ vô hình, tác nhân gây ra biết bao nhiêu bệnh tật. Hút thuốc vừa có hại cho mình lại vừa gây hại cho người khác.

Các nghiên cứu đã chứng minh việc hít khói thuốc của người khác cũng nguy hiểm không kém tự mình hút. Lý do hút thuốc thụ động thậm chí còn nguy hiểm hơn vì chỉ có hít vào mà không thở ra.

Vì thế, cộng đồng mạng vô cùng bức xúc với hành vi và thái độ của hai ông chú trên.

“Vô học thì làm sao mà đọc được chữ CẤM HÚT THUỐC”;

“Già hai thứ tóc rồi mà thiếu ý thức, cách ứng xử như con ruồi”;

“Tự nhận vô học thì cạn lời luôn rồi”;

“Ý thức kém và bảo thủ quá. Lớn tuổi mà sống lỗi”;

“Thế mấy ông ra vỉa hè ngồi mà hút. Ông bảo vô học, thế vào chỗ văn minh làm gì”;

“Bảo dân trí thấp lại gào lên cho xem”;

Việt Nam là 1 trong 15 quốc gia có tỷ lệ hút thuốc nhiều nhất thế giới. Người hút thuốc lá cần biết những quy định của pháp luật với người hút thuốc lá. Trong một số trường hợp vi phạm, người hút thuốc sẽ bị xử phạt.

Theo điều 11 của luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, có 4 địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và phạm vi khuôn viên: Bệnh viện, trạm y tế; trường học, trừ trường cao đẳng, đại học, học viện; nơi chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao. Mới có 3 địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà, gồm: Cơ quan, công sở, nơi làm việc; trường cao đẳng, đại học, học viện; địa điểm công cộng (là nơi phục vụ chung cho nhu cầu của nhiều người).

Nghị định 176/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, tại điểm a khoản 1 điều 23 có quy định rõ: Hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm nêu trên bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng.

Mức phạt nêu trên cũng được áp dụng với người bỏ mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

Riêng hút thuốc lá trên máy bay sẽ áp dụng mức phạt theo quy định của Nghị định 147/2013. Người hút thuốc, kể cả thuốc lá điện tử trên máy bay sẽ bị phạt từ 3 - 5 triệu đồng.

Tại điều 9 của luật Phòng chống tác hại của thuốc lá, việc sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá là một trong những hành vi bị nghiêm cấm. Luật cũng cấm người chưa đủ 18 tuổi sử dụng và mua bán thuốc lá.

Theo số liệu của Tổ chức Y Tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng có khoảng 1/3 dân số toàn cầu, tức là khoảng 1,1 tỉ người hút thuốc lá, trong đó có 200 triệu người là phụ nữ.

Tính riêng theo giới tính, có 47% nam giới và 12% nữ giới trên toàn thế giới hút thuốc lá. Tỉ lệ này có thay đổi ít nhiều theo từng nước: Ở các nước đang phát triển, 40 đến 70% nam giới hút thuốc lá trong khi chỉ có 2 đến 10% nữ hút thuốc; còn ở các nước phát triển, nam giới hút thuốc lá 30 đến 40%.

Nếu làm một bài toán thống kê đơn giản, với 8 triệu người tử vong do hút thuốc lá và mắc phải cái vấn đề liên quan đến chất độc hại trong thuốc lá, xấp xỉ 21.000 người chết mỗi ngày và trung bình 4 giây có 1 người chết do thuốc lá.

Khói thuốc lá chứa trên 7.000 chất khác nhau, trong đó có 69 chất gây ung thư, ngoài ra còn có các hoạt chất gây nghiện, gây độc tế bào, gây đột biến gen...

Thuốc lá không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nam giới, khói thuốc còn làm giảm khả năng thụ thai ở phụ nữ. Cụ thể, những người thường xuyên hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc thụ động sẽ có chu kì kinh nguyệt ngắn lại, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Theo WHO, nghiên cứu tiến hành trên các phụ nữ hút thuốc lá trong độ tuổi sinh sản thì nguy cơ sẩy thai cao hơn 16%, trẻ chết non cao hơn 44% so với phụ nữ không hút thuốc.

Nguy hiểm hơn là tình trạng hút thuốc lá thụ động (phơi nhiễm với khói thuốc) đã làm khoảng 600.000 người chết mỗi năm, trong đó nữ giới chiếm khoảng 64%. Những nguy hiểm từ việc hút thuốc lá hay phơi nhiễm với khói thuốc cũng được các chuyên gia của WHO đưa ra lời cảnh báo. Trong đó, hút thuốc khi mang thai được coi là sự kết hợp nguy hiểm nhất.

Nhân Hoàng

Theo Motthegioi

-----

Xem thêm:

+Clip gây xôn xao MXH: Cô dâu không được vào nhà bằng cửa chính, phải năn nỉ mẹ chồng còn chú rể ngơ ngác chưa kịp phản ứng

+Clip 2 nữ nhân viên cty đa cấp bị bắt chống gậy vào cổ đẩy nhau: Đừng tẩy não họ nữa!

+Sốc với "quý bà" trung niên "diễn xiếc" trên xe máy, khi được quay clip lại càng phấn khích

----