Đề xuất sở hữu chung cư 50 năm: Người dân sẽ 'bỏ' chung cư, chọn nhà liền thổ

Theo các chuyên gia, bất động sản luôn được hiểu là tài sản có giá trị gia tăng trong tương lai. Do đó, nếu đề xuất sở hữu chung cư 50 – 70 năm có hiệu lực, dẫn đến xu hướng chuyển nhà liền thổ là điều tất yếu để đảm bảo giá trị tài sản, cũng như tối ưu nguồn tài chính cá nhân.

Liên quan đến đề xuất bổ sung quy định mới về thời hạn sử dụng chung cư từ 50 – 70 năm đang thu hút sự quan tâm của dư luận, ông Sử Ngọc Khương - Giám đốc Cấp cao Bộ phận Đầu tư của Savills Việt Nam cho rằng, đề xuất này có thể mang đến mặt tích cực ở góc độ về quản lý nhà nước. Bởi đề xuất này có thể hỗ trợ phần nào quá trình di dời người dân sinh sống tại các chung cư xuống cấp ở các thành phố lớn, nhằm đảm bảo sự an toàn cho người dân.

Song, xét ở góc độ kinh tế, bất động sản luôn được hiểu là tài sản có giá trị gia tăng trong tương lai, nên nếu đề xuất này được đưa vào thực tế, người dân có thể sẽ không ở thành phố, không lựa chọn chung cư, mà chuyển sang các khu vực có bất động sản liền thổ, để tối ưu nguồn tài chính cá nhân, đảm bảo giá trị lâu dài của tài sản.

Do đó, điều này sẽ khiến tính thanh khoản của thị trường căn hộ sẽ bị ảnh hưởng và giá bán căn hộ sẽ bị chững lại.

de-xuat-so-huu-chung-cu-50-nam-nguoi-dan-se-bo-chung-cu-chon-nha-lien-tho

Theo các chuyên gia, bất động sản luôn được hiểu là tài sản có giá trị gia tăng trong tương lai. Do đó, nếu đề xuất sở hữu chung cư 50 – 70 năm có hiệu lực, dẫn đến xu hướng chuyển nhà liền thổ là điều tất yếu để đảm bảo giá trị tài sản, cũng như tối ưu nguồn tài chính cá nhân. Ảnh: Hoài An

Theo ông Khương, ở góc độ xây dựng theo quy chuẩn Việt Nam, tuổi thọ của công trình được quy định 4 bậc.

Cụ thể, bậc 1 là trên 100 năm, bậc 2 từ 50 năm đến 100 năm, bậc 3 là từ 20 đến 50 năm và bậc 4 là công trình sử dụng dưới 20 năm.

Sở dĩ có những cấp bậc này bởi nó liên quan đến vấn đề an toàn của công trình khi niên hạn sử dụng quá lâu và nó ảnh hưởng đến an toàn của người dân, vấn đề chỉnh trang đô thị.

Ông Khương cho rằng, cũng vì người dân luôn hiểu rằng tài sản của mình có giá trị sở hữu và sử dụng lâu dài nên trong luật dự thảo, cần phải quy định rõ về quyền lợi gắn liền với đất sở hữu lâu dài của chủ đầu tư.

Bên cạnh đó, cần xác định quyền sở hữu của người dân trong trường hợp công trình cấp 2, sau thời hạn 50 – 100 năm, công trình cần được dỡ bỏ hay xây mới. Bởi khi mua chung cư, người dân thường coi đây là một tài sản có giá trị sở hữu lâu dài.

Ông Khương cũng chỉ ra, trong trường hợp hết hạn sử dụng 50-70 năm, nếu công trình bị tháo dỡ thì tại thời điểm đó, việc định giá đất sẽ được thực hiện và tính toán chia lại như thế nào để trả lại cho người dân cũng chưa được quy định.Nếu sau 50-70 năm, người dân không biết sẽ được tái định cư tại chỗ hay tái định cư chỗ khác, hoặc không biết giá trị tài sản của mình còn lại là bao nhiêu sẽ là một vấn đề lớn đối với họ.

Ở góc độ khác, ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM lại cho rằng, ở thời điểm hiện tại, chưa nên áp dụng đề xuất sử dụng chung cư có thời hạn mà chỉ giới hạn thời gian sử dụng chung cư khi công trình này đã và đang bị xuống cấp nghiêm trọng, đi kèm là giám định chất lượng kỹ lưỡng.

Do đó, ông Châu đề nghị không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư như dự thảo đề cương Luật Nhà ở (sửa đổi).

Theo GiaDinh