Dùng khẩu trang vải sai cách mùa dịch Covid-19 tác hại khó lường

Để phòng chống dịch Covid-19 nhiều người dùng khẩu trang vải thay cho khẩu trang y tế tuy nhiên việc dùng khẩu trang vải nếu không giặt thường xuyên sẽ gây ra nhiều tác hại.

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, khẩu trang trở thành vật không thể thiếu mỗi khi ra ngoài. Với loại khẩu trang dùng 1 lần, việc vô cùng quan trọng để ngăn mầm bệnh lây lan là phải mang khẩu trang đúng cách. Với khẩu trang vải, mang khẩu trang đúng cách thôi chưa đủ mà phải giặt và vệ sinh đúng cách.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nên giặt khẩu trang vải mỗi ngày. Tuy nhiên, lời khuyên này có thể thay đổi tùy từng trường hợp.

“Nếu chỉ thỉnh thoảng đến hiệu thuốc và siêu thị thì có thể giặt khẩu trang vải mỗi tuần một lần, miễn là khẩu trang không bị vấy bẩn”, bà Kate Grusich, người phát ngôn của CDC Mỹ, cho biết.

Trong trường hợp khẩu trang bị bẩn hoặc đã tiếp xúc gần với người đã dương tính hoặc nghi ngờ mắc Covid-19 thì nên giặt ngay lập tức, bà Grusich nói thêm.

dung-khau-trang-vai-sai-cach-mua-dich-covid-19-tac-hai-kho-luong

 Dùng khẩu trang vải sai cách tác hại khó lường. Ảnh minh họa

Khẩu trang là nơi tích tụ nhiều bụi bẩn, giọt bắn, vi khuẩn, virus, nên cần phải được giặt thường xuyên. Vì nếu không giặt sạch, mầm bệnh trên khẩu trang có thể khiến chúng ta bị nhiễm bệnh. Bụi bẩn trên đó sẽ làm da mặt dễ bị mụn. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra nếu người dùng có thói quen đặt khẩu trên lên các bề mặt như bàn, ghế, rồi mang trở lại lên mặt.

Vì chúng ta không biết mình đã tiếp xúc với loại vi khuẩn, virus nào nên cũng không biết chúng sẽ lưu lại trên khẩu trang bao lâu. Do đó, việc thường xuyên giặt sạch và phơi khô khẩu trang vải là rất quan trọng, Healthline dẫn lời Phó giáo sư Ryan Sinclair, chuyên gia vi sinh tại Đại học Loma Linda (Mỹ).

Thực tế cho thấy, khẩu trang có thể giúp ngăn những người mắc Covid-19 lây lan virus sang người khác, làm giảm sự lây lan của dịch bệnh. Tuy nhiên, khẩu trang chỉ phát huy tác dụng phòng dịch bệnh nếu được sử dụng đúng cách. Đeo khẩu trang sai cách không chỉ gây lãng phí tiền bạc, mà còn làm mất đi tác dụng bảo vệ, tăng nguy cơ lây bệnh.

Theo hướng dẫn của các y bác sĩ tại Trường Đại học Y Dược TPHCM, trước hết, mỗi người cần chọn khẩu trang phù hợp như có thể che kín mũi và miệng; che khít 2 bên mặt và không có khe hở; có gọng ở mũi để gập vào sát sống mũi.

Thực tế, chúng ra bắt gặp rất nhiều người đang kết hợp 2, thậm chí 3 chiếc khẩu trang dùng 1 lần. Theo các chuyên gia, việc này là không nên. Để tăng cường bảo vệ trước virus SARS-CoV-2 thì chúng ta nên kết hợp đeo khẩu trang y tế bên dưới khẩu trang vải.

Khi chọn khẩu trang vải nên ưu tiên loại vải thoáng khí, dệt khít, khẩu trang có 2-3 lớp, khẩu trang có ngăn chứa miếng lọc bên trong. Ngoài ra, khi chọn khẩu trang cần tránh loại vải gây khó thở, khẩu trang có lỗ thông hơi cho các phần tử virus thoát ra. Loại khẩu trang N95 ưu tiên cho nhân viên y tế.

Chứng nhận hợp quy khẩu trang kháng khuẩn, khẩu trang vải 

Các sản phẩm, hàng hóa dệt may trước khi đưa ra tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải được công bố hợp quy phù hợp với quy định tại QCVN 01:2017/BCT; gắn dấu hợp quy (dấu CR) theo các quy định tại Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 và Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương thức đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật.

Thủ tục, các bước phải thực hiện đối với khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang vải thông thường để được phép bán trên thị trường Việt Nam:

1. Nghiên cứu tiêu chuẩn của khẩu trang vải kháng khuẩn, tiến hành sản xuất, thử nghiệm và công bố tính năng kháng khuẩn (khẩu trang vải thông thường bỏ qua bước 1 này):

Cơ sở sản xuất, doanh nghiệp tìm hiểu về Quyết định số 870/QĐ-BYT của Bộ Y tế hướng dẫn kỹ thuật cho khẩu trang vải kháng giọt bắn, kháng khuẩn: thực hiện sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn theo hướng dẫn của Quyết định số 870/QĐ-BYT, thử nghiệm tính năng kháng khuẩn tại phòng thử nghiệm thuộc Bộ Y tế hoặc phòng thử nghiệm khác được cấp phép. Công bố tính năng kháng khuẩn dựa trên kết quả thử nghiệm.

2. Đạt chứng nhận hợp quy dệt may

Doanh nghiệp thực hiện chứng nhận hợp quy dệt may đối với khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang vải thông thường theo QCVN 01:2017/BCT của Bộ Công thương tại tổ chức chứng nhận được Bộ Công Thương cấp phép, chỉ định.

Thử nghiệm về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và các Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang vải thông thường tại phòng thử nghiệm được cấp phép.

Nếu đạt thì sẽ được tổ chức chứng nhận cấp chứng nhận hợp quy dệt may.

Chứng nhận hợp quy sản phẩm dệt may

3. Công bố hợp quy tại Sở Công Thương của Tỉnh/Thành phố

Sau khi khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang vải thông thường đạt chứng nhận hợp quy dệt may, Doanh nghiệp làm hồ sơ để công bố hợp quy dệt may tại Sở Công Thương của Tỉnh/Thành phố theo hướng dẫn tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN.

4. Gắn dấu hợp quy lên nhãn sản phẩm để bán hợp pháp trên thị trường

Khẩu trang kháng khuẩn Hanvico được TQC đánh giá và cấp chứng nhận hợp quy, hỗ trợ công bố lưu hành tại Sở Công Thương để sản phẩm đủ điều kiện bán trên thị trường

Theo VietQ