Nếu bạn ăn thức ăn nhanh, nghĩa là bạn đang dung nạp hóa chất độc hại vào cơ thể

Theo nghiên cứu mới, tiêu thụ thức ăn nhanh khiến cơ thể dung nạp nhiều chất phthalates hơn - loại hóa chất dùng để sản xuất nhiều loại nhựa.

Nếu bạn ăn thức ăn nhanh, nghĩa là bạn đang dung nạp hóa chất độc hại vào cơ thể

 Ảnh minh họa

Đối với các quốc gia bận rộn, người tiêu dùng thường xuyên lựa chọn thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian. Những người tiêu dùng này vô tình dung nạp rất nhiều chất béo, muối và đường, dẫn đến tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và béo phì.

Theo cuộc điều tra thăm dò của Gallup 2013, 8 trên 10 người Mỹ cho biết, họ ăn tại các cửa hàng đồ ăn nhanh ít nhất một lần mỗi tháng, trong đó gần 50% người nói rằng, họ ăn tại đó ít nhất một lần mỗi tuần.Thực tế, những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh sẽ có mức hormone bất thường cao trong cơ thể do sự tác động của phthalates. Trong khi đó, phthalates có thể gây nhiều tác động nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản, hành vi và hô hấp.

Theo nghiên cứu được công bố trên Environmental Health Perspectives, các nhà nghiên cứu tại Đại học George Washingtion đã tiến hành nghiên cứu gần 9.000 người thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh. Họ cho biết, những người ăn nhiều thức ăn nhanh hơn trong ngày hôm qua sẽ có mức độ phthalate trong nước tiểu cao hơn 40% so với những người không ăn thức ăn nhanh trong 24 giờ trước khi thử nghiệm.

Nếu bạn ăn thức ăn nhanh, nghĩa là bạn đang dung nạp hóa chất độc hại vào cơ thể
Ảnh minh họa

"Đây là nghiên cứu lớn nhất về thức ăn nhanh để kiểm tra mức độ các hóa chất trong cơ thể thông qua thực phẩm", Ami Zota, tác giả chính của nghiên cứu kiêm trợ lý giáo sư về sức khỏe và môi trường tại Đại học George Washington.

Ông cùng các nhà khoa học khác tiến hành nghiên cứu 8.900 người tại Trung tâm Y tế quốc gia về phòng chống bệnh tật của Mỹ (CDC) và kết quả khảo sát dinh dưỡng giai đoạn 2003-2010. Các nhà khoa học sẽ kiểm tra nước tiểu của họ sau khi họ ăn thức ăn trong 24 giờ và phát hiện phthalates: di ( 2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) và diisononyl phthalate (DINP). Họ cũng tính toán bao nhiêu người bị mắc bệnh béo phì liên quan đến thức ăn nhanh và ghi lại những món họ đã ăn: thịt, sữa, ngũ xốc, trứng...

Theo kết quả, những người có mức tiêu thụ thức ăn nhanh cao nhất có mức độ DEHP được chuyển hóa trong nước tiểu cao hơn 23,8% và mức DINP được chuyển hóa cao hơn 39%.

"Lượng chất béo cao trong các loại thịt, ngũ cốc ăn sẵn tỷ lệ thuận với mức độ phthalate", Zota giải thích.

Các phthalate là gì?

Nếu bạn ăn thức ăn nhanh, nghĩa là bạn đang dung nạp hóa chất độc hại vào cơ thể

Phthalate có trong đồ chơi trẻ em. Ảnh minh họa.

Các phthalate được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nhựa, gồm cả bao bì thực phẩm và thiết bị chế biến, thiết bị y tế, ván sàn, đồ chơi và rất nhiều loại vật dụng khác. Chúng cũng được sử dụng làm chất bảo quản trong nước hoa tổng hợp, trong các sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm, bao gồm nước rửa, đánh bóng móng tay, dầu gội đầu, chất khử mùi và khăn lau em bé. Các phthalate có thể phát tán từ các sản phẩm này và người tiêu dùng có thể hít vào, hấp thụ qua da và nuốt phải.

Theo nhiều nghiên cứu, phthalate có tác động đến hệ thống sinh sản của nam giới, đường hô hấp, sức khỏe của trẻ em và tăng nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa. Các chuyên gia y tế và Ủy ban sản phẩm tiêu dùng an toàn tại Mỹ đã cấm sử dụng các sản phẩm chứa phthalate trong sản phẩm của trẻ em. Mỗi phthalate ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau nhưng 2 phthalate DEHP và DINP gây chứng rối loạn nội tiết tố.

Nếu bạn ăn thức ăn nhanh, nghĩa là bạn đang dung nạp hóa chất độc hại vào cơ thể
Ảnh minh họa

Ông Zota giải thích, nghiên cứu được thực hiện với các chuỗi thức ăn nhanh nhớn như McDonald's, Burger King và Wendy. Ngoài ra, còn thực hiện tại nhiều nơi khác tại Starbucks, cửa hàng pizza.

Ông cũng khẳng định, những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu nằm trong độ tuổi từ 6 đến 80, gồm đầy đủ các tầng lớp, chủng tộc và dân tộc. Tuổi là một trong những yếu tố tạo sự khác biệt. Mức phơi nhiễm cao nhất là ở độ tuổi thiếu niên và người lớn, thấp nhất ở trẻ em.

Theo Ái Lê (NTD)