Nếu thấy bộ phận này "bốc mùi" nghĩa là phổi của bạn đã phát triển bệnh, cần khẩn trương khám ngay kẻo muộn

Phổi là cơ quan dễ bị tổn thương và tác động bởi nhiều yếu tố. Khi phổi bị tổn thương, chúng ta sẽ cảm thấy khó thở, chóng mặt, thậm chí suy hô hấp và suy tim, cuối cùng là tử vong.

"Phổi" là cơ quan hô hấp quan trọng của cơ thể con người. Chức năng chính của phổi là giúp đưa oxy đi vào tế bào hồng cầu. Sau đó tế bào hồng cầu mang oxy đi khắp cơ thể và cung cấp cho các cơ quan nội tạng .

Nhiều người cho rằng mùi khó chịu mà con người phát ra là do bệnh răng miệng. Tuy nhiên, y học hiện đại đã chứng minh nhiều bệnh lý toàn thân như gan, phổi, thận, dạ dày cũng có thể gây hôi miệng , nếu thường xuyên xảy ra thì nên tìm nguyên nhân.

Nếu phổi mắc bệnh, một người sẽ "bốc mùi" ở khoang miệng và hơi thở

Theo trang Nhân dân Nhật báo (Trung Quốc): Hơi thở của người bình thường là khí cacbonic không màu, không mùi.

Nhưng nếu bạn bị nhiễm trùng phổi, áp xe phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi, khí phế thũng và thậm chí ung thư phổi... thì tình trạng hôi miệng có thể xảy ra ở các mức độ khác nhau. Những mùi này phần lớn là do chất nhầy tích tụ trong phổi.

Trong số đó, bệnh nhân bị áp xe phổi thường kèm theo hơi thở có mùi chua, bệnh nhân thường sốt, khạc đờm mủ... việc chụp X-quang phổi sẽ có thể tìm ra bệnh. Bệnh nhân lao phổi, ho ra máu , giãn phế quản, ho ra máu thường có máu hôi. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thường trong miệng mùi hôi, hơi thở nặng mùi.

Khi một người nghiện thuốc lá mắc bệnh về phổi, mùi hôi sẽ nghiêm trọng hơn do sau một thời gian tích luỹ các độc tố của khói thuốc. Thậm chí ngay cả khi không hút thuốc nữa thì miệng vẫn còn mùi này.

Ngoài mùi hôi, người mắc bệnh cũng cảm thấy đau ở cổ họng và ngực do ho nhiều. Tính chất của cơn đau này không rõ ràng, hầu hết là đau âm ỉ, nhưng nếu ung thư phổi xâm lấn thì cũng có thể gây đau buốt.

Ngoài mùi hôi và cơn đau kể trên, bệnh nhân mắc bệnh phổi còn có thể có các biểu hiện khác như móng tay bị đen, một số bệnh nhân còn có thể cảm thấy khó thở, ho ra máu...

neu-thay-bo-phan-nay-boc-mui-nghia-la-phoi-cua-ban-da-phat-trien-benh-can-khan-truong-kham-ngay-keo-muon

Nếu muốn tránh ung thư phổi, ngay từ hôm nay bạn nên thực hiện 3 thói quen sau đây

1. Bỏ thuốc lá

Tác hại của khói thuốc đối với cơ thể không quá rõ ràng trong giai đoạn đầu, chỉ lộ rõ hậu quả sau một thời gian dài, điều này cũng khiến nhiều người coi thường tác hại của khói thuốc.

Trên thế giới, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân gây hơn 90% các ca ung thư phổi. Trên thế giới tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư khác và có sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng.

2. Tránh tiếp xúc với khói dầu bếp quá nhiều

Có lẽ nhiều người không biết rằng ngay trong căn bếp nhà bạn cũng tồn tại một tác nhân gây ung thư phổi nguy hiểm không kém thuốc lá đó chính là khói bếp.

Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), khói dầu (khói từ món ăn được chế biến với dầu) được xếp vào nhóm chất gây ung thư 2A - nhóm các hợp chất "có thể gây ung thư trên người".

neu-thay-bo-phan-nay-boc-mui-nghia-la-phoi-cua-ban-da-phat-trien-benh-can-khan-truong-kham-ngay-keo-muon

Cách hiệu quả nhất để tránh khói nấu nướng trong nhà bếp là mọi người phải bật máy hút mùi, không chỉ trước khi nấu ăn, mà tốt nhất là trong vòng 3 phút sau khi quá trình chế biến hoàn thành.

Ngoài ra, khu bếp nên xây dựng thoáng gió, trong quá trình nấu bạn cũng nên mở cửa sổ để cho không khí trong bếp được lưu thông và để khói bếp thoát ra ngoài.

3. Tập thể dục và uống trà

Bạn có thể thực hiện thêm các bài tập giãn nở lồng ngực để tăng cường sức khỏe cho phổi hoặc có thể cải thiện quá trình tuần hoàn máu của phổi bằng cách chạy bộ.

Trong cuộc sống hàng ngày, bạn cũng có thể uống thêm các loại trà có mùi thơm như kim ngân, hoa cúc, la hán quả... để có tác dụng thúc đẩy quá trình bài tiết chất độc của phổi, đảm bảo sức khỏe tốt.

Theo Nhịp Sống Khỏe