Ngủ trưa nhiều có thể dẫn đến chứng bệnh mất trí nhớ, béo phì?

Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy những người ngủ trưa nhiều có nguy cơ mắc các chứng bệnh mất trí nhớ, béo phì nhiều hơn.

Ngủ trưa nhiều làm tăng nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ

Tờ Daily Mail cho hay, các nhà khoa học gần đây đã có những tiến triển mới trong việc nghiên cứu về giấc ngủ của con người. Điều đặc biệt là họ đã bắt đầu phát hiện những bằng chứng chứng minh những người hay ngủ trưa có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ cao hơn so với những người không có thói quen này.

Các nhà nghiên cứu cho biết, những người có thói quen ngủ trưa thường có nhiều protein tau, một nhân tố làm hình thành các đám rối sợi thần kinh bên trong não và gây ra chứng mất trí nhớ. Việc thiếu giấc ngủ sâu sẽ khiến cho protein trong não bị mất dần, dẫn đến phá hủy các tế bào thần kinh.

Cũng theo Daily Mail, một nghiên cứu được tiến hành trên hơn 100 người lớn tuổi cho thấy những người không có đủ thời gian chợp mắt chất lượng thường có nhiều protein tau trong não, dẫn tới chứng mất trí nhớ và hay bị nhầm lẫn.

Chia sẻ về vấn đề này, giáo sư Brendan Lucey, Giám đốc Trung tâm Y tế thuộc Đại học Wasshington cho biết, điểm mấu chốt không phải là tổng thời gian ngủ, mà là chất lượng của giấc ngủ.

“Kết quả nghiên cứu ghi nhận những người có nhiều protein tau thường ngủ nhiều vào buổi trưa và ban đêm, tuy nhiên chất lượng giấc ngủ của họ thì không thực sự tốt", vị giáo sư này nói.

Kết quả của nghiên cứu này đã được công bố trên Tạp chí Y khoa Mỹ, bổ sung thêm các bằng chứng về mối liên hệ giữa chất lượng của giấc ngủ với căn bệnh Alzheimer cũng như các dạng sa sút trí tuệ khác.

Trước đó, vào năm 2017, một nghiên cứu tương tự cũng đã được nhóm nghiên cứu tại Hoa Kỳ tiến hành, cho thấy những người ngủ nhiều vào ban ngày có lượng beta amyloid cao gần gấp 3 lần người bình thường. Beta amyloid là một loại protein có thể gây mất trí nhớ bằng cách kết tụ với nhau và tạo thành các mảng bám bên trong não.

ngu-trua-nhieu-co-the-dan-den-chung-benh-mat-tri-nho-beo-phi

Ảnh minh họa 

Chất lượng giấc ngủ kém là một trong những dấu hiệu đặc trưng của bệnh Alzheimer. Những người mắc bệnh này thường hay cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy, đôi khi xuất hiện tình trạng mất trí nhớ tạm thời và một vài triệu chứng khác khiến người bệnh cảm thấy khó chịu.

Số liệu thống kê cho thấy bệnh Alzheimer gây ảnh hưởng tới 850.000 người ở Anh và 5,7 triệu người Mỹ. Con số này được dự báo là sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050, khi căn bệnh này cho tới nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm.

Nên ngủ trưa trong thời gian bao lâu?

Giấc ngủ trưa rất cần thiết để khởi động lại hệ thống sinh học, giúp bạn giảm mệt mỏi và khởi đầu lại công việc tốt hơn. Một giấc ngủ trưa đúng cách còn giúp bạn tăng sức sáng tạo, hỗ trợ trí nhớ, giảm thiểu các căn bệnh về tim mạch và tăng tuổi thọ.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu được công bố tại Hội nghị thường niên chuyên sâu về các vấn đề tim mạch của Trường đại học College of Cardiology, Mỹ trước đó đã gây bất ngờ cho tất cả mọi người. Phân tích dữ liệu tổng hợp từ 21 nghiên cứu thói quen nghỉ trưa của hơn 307.237 người, các nhà khoa học đã phát hiện những người dành trên 40 phút để ngủ trưa có nguy cơ cao mắc bệnh béo phì, huyết áp và cholesterol cao.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, giấc ngủ 5 phút không mang lại hiệu quả. Giấc ngủ khoảng 10 phút sẽ đánh tan sự mệt mỏi một cách nhanh chóng và mang lại một trí óc minh mẫn ít nhất là trong khoảng 2 tiếng rưỡi.

Nếu giấc ngủ kéo dài 20 – 30 phút sẽ cải thiện đáng kể khả năng làm việc và hiệu quả trong công việc. Tuy nhiên, với thời gian ngủ trưa như vậy sẽ không tránh khỏi cảm giác ngái ngủ sau khi dậy.

Khi thời gian ngủ trưa tăng lên 45- 90 phút thì giấc ngủ trưa bắt đầu có hại cho sức khỏe của bạn, bởi đó là một giấc ngủ sâu nhưng không hoàn thiện.

Theo VietQ