Người dân Sài Gòn đi chợ nhờ tổng đài đặt lịch

Từ 20/7, chợ Bình Thới áp dụng mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động các chợ truyền thống mang tên 'Tổng đài đặt lịch đi chợ'.

Nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hoạt động của chợ truyền thống, Sở Công Thương TP.HCM phối hợp với Sở Thông tin và truyền thông TP.HCM triển khai mô hình ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động các chợ truyền thống mang tên mô hình "Tổng đài đặt lịch đi chợ", thí điểm tại chợ Bình Thới, Quận 11.

nguoi-dan-sai-gon-di-cho-nho-tong-dai-dat-lich

Người dân đặt lịch đi chợ tại chợ Bình Thới.

Theo đó, người dân gọi điện đến số tổng đài (028) 3622 2988 để đặt lịch đi chợ, tổng đài tự động xếp lịch đi chợ cho các số di động gọi tới. Thời gian xếp lịch từ 6h đến 11h mỗi ngày, 5 phút/30 người, số gọi trước xếp trước, khi lịch trong ngày đầy thì xếp qua ngày tiếp theo. Đồng thời, trước giờ hẹn 30 phút, tổng đài sẽ gửi tin nhắn tự động nhắc nhở người dân.

nguoi-dan-sai-gon-di-cho-nho-tong-dai-dat-lich

Thời gian xếp lịch từ 6h đến 11h mỗi ngày, khi lịch trong ngày đầy thì xếp qua ngày tiếp theo.

nguoi-dan-sai-gon-di-cho-nho-tong-dai-dat-lich

Sau khi đăng ký thành công, người dân được nhận một tin nhắn phản hồi, khi đến chợ chỉ cần xuất trình tin nhắn.

"Người dân chỉ cần gọi đến số tổng đài và được hướng dẫn đăng ký lịch đi chợ, sau khi đăng ký thành công, bà con được nhận một tin nhắn phản hồi, khi đến chợ chỉ cần xuất trình tin nhắn. Đồng thời, tổng đài cũng tự động nhắc nhở bà con trước giờ hẹn 30 phút, tổng đài cũng phân định ngày đi chợ chẵn lẻ cho bà con để đảm bảo giãn cách theo quy định của TP HCM", ông Nguyễn Bá Tùng, trưởng BQL chợ Bình Thới thông tin.

nguoi-dan-sai-gon-di-cho-nho-tong-dai-dat-lich

Đối với các tiểu thương và người dân, BQL chợ chia theo các ngày chẵn lẻ để buôn bán và đi chợ.

nguoi-dan-sai-gon-di-cho-nho-tong-dai-dat-lich

Người dân phấn khởi khi chợ truyền thống hoạt động lại.

Ngoài ra, bên cạnh các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai trước đó, chợ Bình Thới còn triển khai chặt chẽ hơn trong công tác chống dịch.

Cụ thể, người dân đi chợ ngoài mang thẻ đi chợ còn phải đem theo CMND bản gốc hoặc bản phô tô để kiểm chứng tên trên phiếu trùng khớp; chuyển đổi quét mã QR gắn liền với Sở Y tế TP.HCM để cảnh báo các trường hợp liên quan đến các ca F, khi các ca này đến chợ và quét mã, hệ thống sẽ cảnh báo; đối với các tiểu thương tại chợ, BQL chia theo các ngày chẵn lẻ đảm bảo mỗi ngày có khoảng 100 hộ kinh doanh bán,… để đảm bảo giãn cách tại chợ.

nguoi-dan-sai-gon-di-cho-nho-tong-dai-dat-lich
 
nguoi-dan-sai-gon-di-cho-nho-tong-dai-dat-lich

Người dân mặc áo mưa đi chợ để phòng dịch COVID-19.

Về giá cả, ông Tùng cho biết, các mặt hàng thiết yếu có tăng nhẹ bởi các đầu mối cung cấp khan hiếm và chi phí vận chuyển tăng nhưng BQL chợ luôn kiểm soát tăng ở mức độ vừa phải đảm bảo cho tiểu thương và cho cả người dân, chợ cũng đang phối hợp với UBND các phường phối hợp đặt hàng online, bà con có thể liên hệ UBND phường để đặt hàng theo combo của chợ. Đồng thời, BQL chợ cũng bố trí đường dây nóng để người dân phản ánh khi gặp trường hợp tăng giá quá cao.

nguoi-dan-sai-gon-di-cho-nho-tong-dai-dat-lich

Các mặt hàng thiết yếu có tăng nhẹ bởi các đầu mối cung cấp khan hiếm và chi phí vận chuyển tăng nhưng BQL chợ luôn kiểm soát tăng ở mức độ.

nguoi-dan-sai-gon-di-cho-nho-tong-dai-dat-lich

TP.HCM hiện có 46/237 chợ đang hoạt động, 3 chợ (gồm chợ Nguyễn Tri Phương, Phú Thọ, Bình Thới) vừa khôi phục hoạt động sau một thời gian đóng để thực hiện các công tác phòng, chống dịch COVID-19.

nguoi-dan-sai-gon-di-cho-nho-tong-dai-dat-lich

Ngoài chợ Bình Thới, chợ Nguyễn Tri Phương cũng khôi phục hoạt động sau một thời gian đóng để thực hiện các công tác phòng, chống dịch COVID-19.

nguoi-dan-sai-gon-di-cho-nho-tong-dai-dat-lich

Người dân khai báo y tế và rửa tay sát khuẩn, đo nhiệt độ trước khi vào chợ.

nguoi-dan-sai-gon-di-cho-nho-tong-dai-dat-lich

Người dân đeo kính chống giọt bắn để đảm bảo an toàn.

Theo GiaDinh