Những bộ phận của cá không nên ăn kẻo gây hại sức khỏe

Cá là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe chúng ta. Tuy nhiên,  khi ăn cá cần loại bỏ những bộ phận này kẻo mang thêm bệnh nguy hiểm vào người.

Ruột cá

Cá rất giàu protein, axit béo omega-3 có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bộ phận nào của cá cũng có giá trị dinh dưỡng.

nhung-bo-phan-cua-ca-khong-nen-an-keo-gay-hai-suc-khoe

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Nguyên trưởng khoa vi chất (Viện dinh dưỡng Quốc gia), Trưởng phòng khám chuyên khoa Dinh dưỡng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, ruột cá là bộ phận bẩn nhất.

Cá sống dưới nước nên dễ bị nhiễm các loại độc tố và vi sinh vật sống dưới nước hoặc ký sinh trùng như trứng sán, trứng giun và giun xoắn.Các độc chất này tích lũy lâu ngày trong cơ thể có thể dẫn đến nguy cơ mắc dị ứng, tim mạch, suy gan, thận, bệnh về đường tiêu hóa.

Trong trường hợp nếu muốn ăn ruột cá, bạn cần phải chế biến cẩn thận. Trước khi nấu phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín, tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng.

Mật cá

Trong dân gian lưu truyền bài thuốc ăn mật cá để thanh nhiệt giải độc, tăng cường thị lực, giúp mắt sáng, giảm ho. Do đó, nhiều người có thói quen dùng mật cá để ngâm rượu để dùng.

Tuy nhên, các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, mật cá không phải thuốc bổ mà có chứa những độc tố gây hại cho cơ thể. Mật cá, là nơi cung cấp các men, enzyme và có lượng độc tetrodotoxin. Chất này được coi là có tác hại lên hệ thần kinh gây mệt mỏi, suy hô hấp, rối loạn hành vi.

Thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân nuốt mặt cá trắm đã bị ngộ độc cấp, thậm chí là tử vong. Do đó khi làm thực phẩm cần rửa thật sạch, tránh làm vỡ mật cá, tránh để dịch mật bắn vào mắt, nấu nướng kỹ, tốt nhất nên bỏ mật cá.

Não cá và mắt cá

Não cá chứa nhiều axit béo không bão hòa và chất photpho lipid. Những chất này có lợi cho sự phát triển não ở trẻ nhỏ, đồng thời bổ trợ điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người già. Mắt cá chứa nhiều vitamin B1, các axit béo không bão hòa như axit docosahexenoic, axit eicosapentaenoic, có thể tăng cường trí nhớ và năng lực tư duy, giảm cholesterol trong cơ thể.

nhung-bo-phan-cua-ca-khong-nen-an-keo-gay-hai-suc-khoe

Tuy nhiên, không nên ăn não và mắt các loại cá tầng đáy như: cá ngừ, cấ kiếm, cá vược, cá kình,... vì nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng, trong đó có thủy ngân.

Lớp màng đen trong bụng cá

Lớp màng đen trong bụng cá tcó vai trò bảo vệ các cơ quan nội tạng và bôi trơn. Đây là nơi lắng đọng của các tế bào sắc tố trong cá nên mới có màu đen và có thể ăn được.

Tuy nhiên, bản thân bộ phận này có hàm lượng chất béo cao, giá trị dinh dưỡng thấp và có nhiều khả năng làm phong phú thêm một số chất gây ô nhiễm hòa tan trong chất béo, đây không phải là một lựa chọn lành mạnh cho sức khỏe.

nhung-bo-phan-cua-ca-khong-nen-an-keo-gay-hai-suc-khoe

Xương cá

Xương cá giàu canxi và cũng có lượng dinh dưỡng nhất định. Có rất nhiều món ăn được chế biến từ xương cá bằng cách nấu cháo, ninh kỹ. Mặc dù chúng có chứa canxi nhưng cơ thể hấp thụ được quá ít. Để an toàn, người già và trẻ em nên ăn ít hoặc không ăn. Một khi xương cá bị mắc kẹt trong cổ họng, thực quản hoặc dạ dày, nó có thể gây loét và thủng.

Theo GiaDinhVietNam

----

Xem thêm:

+Thêm 1 bước này, đảm bảo cá rán vàng giòn, không nát, không dính chảo

+Xuất hiện 24 ca mắc mới, Thái Bình có 23 bệnh nhân

+Làm sạch ngao bằng cách không ai ngờ: Rung lắc, quay tròn cho "chóng mặt" rồi nhả cát

----