Những món ăn thiếu nhân tính nhưng nhiều người vẫn vô tư thưởng thức

Một số người cho rằng, thịt chó, thịt mèo... là những món ăn vô cùng hấp dẫn và nhiều chất dinh dưỡng, nhưng cũng không ít người nghĩ rằng, nó là một hành động thiếu nhân tính của con người.

Gan ngỗng

Gan ngỗng vị ngậy béo như bơ, tan chảy trong miệng và có hương vị tuyệt hảo. món ăn có lịch sử lâu đời, từ năm 2500 trước Công nguyên ở Ai Cập cổ đại. Ngày nay, nó được coi là một món ăn Pháp và được phục vụ trong các nhà hàng cao cấp.

Tranh cãi quanh món ăn xảy ra từ việc các trang trại thường ép vịt hoặc ngỗng ăn qua đường ống, trước khi được thu hoạch để lấy thịt và gan. Việc cưỡng bức ăn để ăn được phồng to, mang tới hương vị phong phú hơn nhưng cũng được coi là phương pháp nuôi thiếu nhân đạo.

Chim họa mi

Giống họa mi nhỏ tên Bunting là món ăn phổ biến ở Pháp và Tây Âu khiến số lượng chim trong tự nhiên đã suy giảm một cách rõ rệt. Tại nhiều nước, săn và tiêu thụ chim họa mi đã được coi là hành động bất hợp pháp.

Họa mi không được gây giống nhân tạo mà hoàn toàn săn bắt từ tự nhiên rồi trải qua điều kiện nuôi nhốt từ 12-28 ngày để vỗ béo. Số chim đã bắt bị can thiệp gây mù mắt mà không ảnh hưởng đến sinh trưởng, hoặc lèn chặt cứng trong lồng hoàn toàn tối tăm, nơi chúng được cho ăn kê liên tục, bất kể có nhu cầu hay không. Một số được vỗ béo đến tận lúc bị ăn thịt, một số dừng lại hai ngày trước "giờ phán quyết".

Thông thường, đến lúc chế biến, họa mi đã tăng 2-4 lần kích cỡ ban đầu. Chúng bị ngâm chìm trong rượu armagnac hoặc nhỏ từng giọt rượu qua họng (cũng gây tử vong). Phần lông còn lại được rút cẩn thận để đảm bảo những chất béo tốt nhất không thể thoát ra ngoài. Chỉ cần thêm 5-7 phút nướng nhiệt độ cao là sẵn sàng cho món ăn tàn nhẫn.

Não khỉ sống

Những lời bàn tán về công dụng chữa "bất lực" của não khỉ đã dẫn tới việc săn bắt quá mức loài khỉ trong thiên nhiên ở Indonesia. Tuy được coi là món ăn của Trung Quốc, nhưng não khỉ cũng được dùng làm thực phẩm ở châu Phi, Nam Mỹ và Đông Nam Á. Nhiều lời đồn đoán cho biết não khỉ được ăn khi khỉ vẫn còn sống, đó là hành động vô nhân đạo gây ra những tranh cãi và phản đối gay gắt.

Thịt chó

Thịt chó được xem là món ăn khoái khẩu và được tiêu thụ nhiều tại các quốc gia như: Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc. Trong khi đó, tại nhiều quốc gia Tây phương và Hồi giáo lại cho rằng, việc giết chó và ăn thịt nó được coi là hành động tàn bạo, và bị cấm tại những nước này.

Hơn nữa, với nhiều nền văn hóa, đây là món ăn mang tính xúc phạm, vì chó là một loài vật trung thành, giúp ích cho con người trong rất nhiều việc kể cả bắt tội phạm.

Ngoài ra, việc tranh cãi quanh món ăn, còn xảy ra từ những hình ảnh các lồng bắt nhốt chó, và cảnh tượng làm thịt chó ở Việt Nam được coi là cảnh tượng khiếp sợ với bất cứ người yêu động vật nói chung và người sở hữu chó nói riêng. Chó bị bắt trộm, bị nhồi nhét trong những lồng sắt chật chội và bị nhồi nhét thức ăn một cách tội nghiệp trước khi đem thịt.

Thịt mèo

Cũng giống như chó, mèo nhà là loài động vật chung sống hàng ngày cùng với con người. Thịt mèo, hay thịt chế biến từ những con mèo nuôi trong nhà, được dùng làm thực phẩm tại một số quốc gia như: Trung Quốc, Việt Nam, Peru... 

Trong khi nhiều người tại một số quốc gia khác tin rằng ăn thịt mèo sẽ mang lại may mắn, sức khỏe và có thói quen ăn thịt mèo từ lâu, thì một số nền văn hóa, cũng như tôn giáo khác nhau, cho rằng việc tiêu thụ thịt mèo là điều cấm kị vì lý do nhân đạo. Không kể đâu xa, người Việt đã từng gây sốc trên báo nước ngoài về việc ăn thịt mèo.

Theo đó, tiêu đề bài viết có đề cập: “Những chủ sở hữu mèo ở Việt Nam luôn phải sống trong sợ hãi vật nuôi của họ bị đánh cắp và ăn thịt". Chứng tỏ, bên cạnh nhiều người Việt dã tâm giết mổ mèo của mình để làm thịt, thì vẫn còn nhiều người không hề muốn những con vật nuôi của mình, đang sống mà lại bị giết làm món ăn.

Yến sào

Trong thiên nhiên hoang dã, có lẽ Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ, nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu.

Con người chỉ vì lợi nhuận muốn có hồng yến để bán giá cao hơn, nên khi lấy tổ yến đã cố tình chừa lại một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Thậm chí chim mẹ còn lao đầu vào vách đá để kết liễu đời mình, vì đã mất con và chỗ ở.

Có lẽ chính bởi vì thế mà món yến sào cũng là thức ăn mà mọi người tranh luận về nhân tính nhiều nhất.

Những sinh vật đòi lại thức ăn và chỗ ở thì bị người cho là động vật có hại, rồi bị con người sát hại bằng những cách tàn ác nhất. Những sinh vật quy thuận con người hoặc còn giá trị lợi dụng thì được cho là sinh vật có lợi và bị giết thịt một cách đau đớn.

Bởi vậy, những món ăn tưởng chừng như rất có giá trị dinh dưỡng đó, lại luôn ẩn chứa nhiều tranh luận trái chiều về lòng nhân của con người.

Theo thegioitre