Phổi của bạn "sợ" nhất 8 điều này, muốn không muốn viêm hô hấp thì tuyệt đối không chủ quan!

Nếu không may hít quá nhiều khói bụi và những chất độc hại thì sẽ làm xơ cứng buồng phổi, dẫn đến nhiều tình trạng xấu cho sức khỏe như ho khan, ho có đờm...

Phổi của chúng ta hoạt động cả ngày lẫn đêm, không ngừng nghỉ để cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho cơ thể. Mỗi ngày chúng ta thực hiện khoảng 20.000 nhịp thở để có thể nhận đủ oxy cho cơ thể.

Trong quá trình hít thở, không khi được hít qua bằng mũi, những sợi lông nhỏ ở mũi sẽ giúp loại bỏ bụi và vi trùng. Không khí được đưa qua các xoang để giúp không khí có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp trước khi vào phổi. Không khí cũng đi vào qua đường miệng của bạn, đặc biệt là trong khi tập thể dục hoặc nếu trường hợp bạn bị nghẹt mũi. Dù qua đường mũi hay miệng thì tiếp theo không khí sẽ đi qua cổ họng và vào khí quản, rồi tới phế quản, tiểu phế quản và phế nang.

Nếu không may hít quá nhiều khói bụi và những chất độc hại thì sẽ làm xơ cứng buồng phổi, dẫn đến nhiều tình trạng xấu cho sức khỏe như ho khan, ho có đờm, ho ra máu, đau ngực, tức ngực, khó thở hay hụt hơi, dễ biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm như viêm phế quản mãn tính, suy hô hấp, ung thư phổi, lao phổi, suy tim.

phoi-cua-ban-so-nhat-8-dieu-nay-muon-khong-muon-viem-ho-hap-thi-tuyet-doi-khong-chu-quan

Phổi sợ nhất khi hít phải khói bụi và những chất độc hại. Ảnh minh họa

8 điều phổi "sợ" nhất, ai cũng nên tránh

Nấm mốc

Nấm mốc không chỉ có trên bề mặt vật dụng mà còn bay lơ lửng trong không khí. Bất kỳ ai khi hít phải đều có thể bị dị ứng, ho, thở khò khè hay hen suyễn.

Ngoài ra, nấm mốc còn có thể gây ra các triệu chứng khác như nghẹt mũi, ngứa mắt, đỏ mắt. Những người tiếp xúc quá nhiều với nấm mốc, chẳng hạn khi dọn cỏ khô mốc, có thể xuất hiện các triệu chứng phản ứng nghiêm trọng như khó thở, sốt.

Chất tẩy rửa và thuốc xịt côn trùng

Các hóa chất tẩy rửa mạnh như thuốc tẩy, chlorine và amoniac có thể gây hen suyễn ở những người khỏe mạnh và làm tăng nặng các triệu chứng ở những người vốn đã mắc bệnh về phổi. Bạn nên thay thế các chất tẩy này bằng nước và xà phòng.

Các loại xịt côn trùng cũng có thể gây các vấn đề về phổi nếu bạn không tuân thủ các hướng dẫn đi kèm. Vì vậy, khi dùng các loại thuốc diệt côn trùng, hãy đảm bảo phòng thoáng khí và hãy sử dụng khẩu trang để tránh hít phải các hóa chất này.

Khói thuốc

Khói thuốc làm tăng khả năng bị viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, hen phế quản ở người lớn. Ở trẻ em, hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng hô hấp như ho, khò khè, khó thở, tăng nguy cơ tiến triển bệnh hen phế quản, làm chậm tăng trưởng phổi, gây suy giảm sớm chức năng phổi.

Tập thể dục quá sức 

Khi tập luyện thường xuyên, các cơ bắp sẽ khỏe mạnh hơn và sẽ cần ít oxy hơn để hoạt động, nhờ đó mà thể lực chúng ta cũng được cải thiện. Tuy nhiên, việc tập thể dục quá sức, quá nhiều thời gian, không chỉ làm giảm khả năng miễn dịch mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của phổi.

Không đeo khẩu trang khi ra đường

Môi trường sống xung quanh ngày càng ô nhiễm. Việc phải tiếp xúc với khói bụi, thuốc lá, hóa chất độc hại... hàng ngày sẽ khiến phổi bị suy giảm chức năng. Phổi bị tích tụ các chất độc hại là tác nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi.

Không uống đủ nước

Các nhà khoa học cho biết, cơ thể con người được cấu tạo phần lớn từ nước. Do đó, việc cung cấp nước cho cơ thể đầy đủ nước mỗi ngày là rất quan trọng. Nếu không uống đủ nước, nhiều cơ quan, đặc biệt là phổi, sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Các nghiên cứu cũng cho thấy, những người không uống đủ nước sẽ có chất nhầy ở xoang mũi đặc hơn. Hơi thở có mùi và dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn.

Không vệ sinh nhà cửa thường xuyên

Việc không vệ nhà cửa thường xuyên sẽ khiến bụi tích tụ nhiều. Do đó, những người sống trong môi trường này sẽ dễ hít phải bụi bẩn, từ đó có thể gây hại phổi và dẫn đến các bệnh như nhiễm trùng đường hô hấp.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe của gia đình, bạn hãy thường xuyên lau dọn nhà cửa, hút bụi sàn nhà, tường và các vật dụng xung quanh.

Ngấm nước mưa, lạnh

Tiếp xúc với mưa hoặc nhiệt độ thấp là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh cúm và virus. Khi bị cảm cúm hoặc bị dị ứng do thay đổi thời tiết có thể ảnh hưởng đến sức khỏe phổi của bạn. Vì vậy, hãy chuẩn bị sẵn phương án phòng khi mưa nắng bất chợt, đảm bảo cơ thể không phải thay đổi quá đường đột dễ dẫn đến những trận ốm nặng nề.

Theo GiaDinh