Sai lầm khi dùng thuốc khiến viêm mũi họng càng trầm trọng hơn

Viêm mũi họng là bệnh thường gặp hiện nay tuy nhiên nếu sử dụng thuốc không hợp lý sẽ càng khiến cho bệnh nặng thêm.

Viêm họng, đau họng là một vấn đề phổ biến, nhất là khi thời tiết lạnh hoặc nhiệt độ thay đổi đột ngột gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của chúng ta. Mặc dù có thể giải quyết vấn đề này nhanh chóng với một vài liều thuốc kháng sinh, nhưng làm như vậy có thể gây nguy hiểm cho tương lai.

Thực tế hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thuốc không kê toa có tác dụng chống tắc mũi, cả dạng nhỏ giọt, dạng xịt và dạng uống. Chúng thường xuyên được mua bán cho những bệnh nhân bị cảm, viêm mũi.

Thuốc kháng sinh

sai-lam-khi-dung-thuoc-khien-viem-mui-hong-cang-tram-trong-hon

 Việc lạm dụng thuốc, nước sát khuẩn chữa viên họng sai cách có thể khiến bệnh nặng thêm. Ảnh minh họa

Các chuyên gia cho rằng thuốc kháng sinh được kê toa cho viêm họng liên cầu khuẩn, viêm xoang, viêm amidan, viêm phế quản và nhiễm trùng bàng quang có thể là nguyên nhân của việc kháng thuốc. Có tới 90% đơn thuốc kê để chữa những viêm nhiễm nhỏ này có nhắc tới kháng sinh. Nếu vi khuẩn sống sót sau những nhiễm trùng nhỏ như vậy, chúng có thể tiếp tục phát triển thành các chủng kháng kháng sinh.

Các nhà nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS Biology, cho rằng việc phát triển các phương pháp điều trị không dùng kháng sinh thay thế để chữa viêm họng có thể là mục tiêu cần hướng tới. Viêm họng thường là triệu chứng gây ra bởi vi khuẩn streptococcus nhóm A. Các nhà khoa học cho rằng một loại thuốc nào đó có thể được sử dụng thay vì kháng sinh. 

Thuốc xịt chống nghẹt mũi

Các thuốc này làm giảm sự tắc nghẽn do sưng nề mô mềm ở trong mũi, giúp cho luồng không khí ra vào được ở cả 2 bên mũi một cách dễ dàng hơn. Thuốc xịt chống nghẹt mũi nếu dùng thời gian lâu dẫn đến phụ thuộc thuốc và phản ứng dội ngược (nghĩa là chứng nghẹt mũi tái lại và tệ hơn ban đầu sau khi ngưng thuốc). Trong khi đó, thuốc chống nghẹt mũi dạng uống lại có thể gây tăng nhịp tim và huyết áp. Người dân không dùng thuốc này cho trẻ nhỏ.

Lạm dụng dung dịch sát trùng họng- miệng

Các dung dịch được quảng cáo có tính sát trùng họng, tạo hơi thở thơm mát… rất được ưa chuộng vì người ta nghĩ rằng nếu súc họng thường xuyên bằng các dung dịch này sẽ giúp sát trùng, hơi thở thơm tho…

Tuy nhiên, đa số dung dịch có hương thơm và vị cay mát là dung dịch có độ cồn cao, và không phù hợp với sinh lý niêm mạc họng, miệng. Việc súc họng nhiều lần một ngày với những thứ dung dịch này lâu dài dẫn đến những biến đổi mạn tính của niêm mạc, có thể có liên quan với sự gia tăng nguy cơ ung thư tại chỗ.

Khi có chỉ định vệ sinh họng bằng các dung dịch sát trùng để điều trị chứng viêm tại chỗ, nhầm lẫn hay gặp đó là nhiều người lại súc miệng, nghĩa là chỉ ngậm và di chuyển dung dịch trong khoang miệng, từ bên này sang bên kia sau đó nhổ ra ngoài mà không thực hiện động tác ngửa cổ kêu a a a. Động tác này mới là động tác vệ sinh và sát trùng khoang họng.

Viêm họng uống thuốc gì?

Các chuyên gia y tế khuyên bạn nên dùng ibuprofen và paracetamol. Hầu hết các bệnh viêm họng thường trở nên tốt hơn trong vòng một tuần và có thể được điều trị tại nhà. Họ đề nghị dùng thuốc giảm đau như paracetamol và ibuprofen, uống nước mát hoặc nước ấm, ăn thức ăn mát hoặc mềm và tránh hút thuốc.

Ngoài ra việc súc miệng với nước ấm, nước muối và ngậm viên ngậm đau họng bằng thảo dược cũng là cách giảm viêm họng hiệu quả được nhiều người tin dùng.

Theo VietQ