Sốc: Vỏ Trái Đất bị trượt bên dưới tiểu bang của Mỹ

Các nhà khoa học Mỹ khẳng định họ đã xác định được "thế lực ngầm" tạo nên Đứt gãy San Andreas từng đi vào phim ảnh: các mảnh vỏ Trái Đất trượt qua nhau, tạo nên "lửa địa ngục" nung chảy cả đá.

Công trình của nhóm khoa học gia từ Đại học Nam California (USC) đã khảo sát ở độ sâu gần 70 km bên dưới bề mặt ở Parkfield, thuộc khu vực Đứt gãy San Andreas, bang California (Mỹ). Họ đã phát hiện được "công thức" mà chuỗi động đất liên hoàn nơi đây hoạt động.

Giáo sư Sylvain Barbot từ Khoa Khoa học Trái Đất, Trường Đại học Dornsife về Văn thư, Nghệ thuật và Khoa học thuộc USC, cho biết phần lớn động đất ở California bắt nguồn từ nơi chỉ 16 km bên trong lớp vỏ Trái Đất.

Nhưng rồi họ phát hiện một số chấn động sâu hơn nhiều ở khu vực Đứt gãy San Adreas. "Chúng tôi phát hiện một phần sâu của Đứt gãy San Andreas thường xuyên bị vỡ, làm tan chảy các phiến đá làm nền tảng chủ lực cho khu vực" – ông giải thích.

soc-vo-trai-dat-bi-truot-ben-duoi-tieu-bang-cua-my

Đứt gãy San Andreas chụp từ trên cao - ảnh: Ikluft/Wikimedia

Hợp tác với tiến sĩ địa chất học nổi tiếng Lifeng Wang từ Cục Quản lý Động đất Trung Quốc, nhóm của UCS đã phát triển các mô hình toán học và dựng nên nhiều thí nghiệm dựa trên dữ liệu về hoạt động đứt gãy sâu trong vòng 300 năm qua.

Chuỗi phản ứng dây chuyền hoạt động như một "động cơ vĩnh cửu" đã được hé lộ: Khi một trận động đất lớn kết thức, các mảng kiến tạo gặp nhau ở ranh giới đứt gãy sẽ chuyển sang một giai đoạn hòa hợp, trượt qua nhau. Nhưng chính cú trượt này tạo nên một lực ma sát lớn, đẩy dần nhiệt ra ngoài, có khi lên tới trên 343 độ C.

Các tảng đá xung quanh bị nung chảy, lỏng dần và khiến lớp nền không ổn định. Khi đó các mảng kiến tạo bị đẩy trượt qua nhau quá nhanh, tiếp tục khởi động những trận động đất mới.

 
soc-vo-trai-dat-bi-truot-ben-duoi-tieu-bang-cua-my

Mô hình của nhóm khoa học gia thể hiện các hoạt động địa chất phức tạp xảy ra ở Đứt gãy San Andreas - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp

Đứt gãy San Andreas từng đi vào bộ phim thảm họa nổi tiếng "Khe nứt San Andreas", là một "đứt gãy chuyển dạng lục địa", độ dài khoảng 1.300 km, cắt qua California và cũng là ranh giới kiến tạo giữa mảng Thái Bình Dương và mảng Bắc Mỹ. Nó chịu trách nhiệm chính cho những trận động đất lớn xảy ra liên tục ở California và Nam San Francisco.

Mảng kiến tạo có thể hiểu như là một mảnh vỏ của Trái Đất. Như các nghiên cứu trước đây đã chứng minh, vỏ Trái Đất không liền lạc mà gồm 15 mảng kiến tạo.

Các mảng này liên tục di chuyển tạo ra hoạt động kiến tạo mảng không ngừng nghỉ của hành tinh. Núi lửa hay động đất là những hiện tượng thiên nhiên dễ thấy nhất phản ánh hoạt động kiến tạo mảng này.

Tuy gây thảm họa, nhưng cũng chính kiến tạo mảng đã hỗ trợ Trái Đất trong các phản ứng tạo ra sự sống sơ khai, cũng như góp phần tạo ra một môi trường thuận lợi để sinh sôi và tiến hóa.

Trong Hệ Mặt Trời, chỉ có Trái Đất và mặt trăng Io của Sao Mộc là đang có hoạt động kiến tạo mảng, nhưng rất tiếc hoạt động kiến tạo trên Io sôi động quá mức cần thiết nên đã biến nó thành "mặt trăng địa ngục".

Theo NLD

-----

Xem thêm:

Sốc: Đã tìm thấy lục địa thứ 8 của Trái Đất

Một lục địa chưa từng biết đến, rộng 5 triệu km vuông, đã biến mất khỏi bề mặt địa cầu 23 triệu năm về trước. Nó đã một lần nữa lộ diện.

Nhóm khoa học gia từ New Zeland đã trình làng một bản đồ kiến tạo và độ sâu của đại dương mới, trong đó hiển thị rõ ràng một lục địa thứ 8, chưa từng được biết đến của trái đất, mang tên "Zealandia".

Theo nhà địa chất học Nick Mortimer từ cơ quan GNS Science, thành viên nhóm nghiên cứu, bản đồ mới của họ cung cấp bức tranh chính xác, đầy đủ và được cập nhật về địa chất của khu vực New Zealand và Tây Nam Thái Bình Dương, về bối cảnh núi lửa, ranh giới mảng, cũng như các bồn địa trầm tích.

soc-da-tim-thay-luc-dia-thu-8-cua-trai-dat

Một lục địa hoàn toàn mới hiện ra bên cạnh châu Đại Dương - ảnh: GNS SCIENCE

Lục địa thứ 8 hiện lên với các sắc độ đỏ và cam trong bản đồ địa chất đặc biệt này, với chỉ một phần rất nhỏ trồi lên khỏi mặt nước.

Nó được cho là đã tồn tại song song với 7 lục địa (Á, Âu, Phi, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đại Dương, Nam Cực) rất nhiều năm trong lịch sử trái đất, trước khi bị chìm dần xuống đáy biển từ 23 triệu năm về trước.

Năm ngoái, một nhóm nghiên cứu khác từ Hà Lan, Na Uy và Thụy Sĩ cũng tìm thấy một "lục địa bị thất lạc khác" nằm ở khu vực Địa Trung Hải, mang tên Greater Adria, đã tách khỏi Bắc Phi 200 triệu năm về trước và chôn vùi 100 năm về trước.

Sự xuất hiện, định hình và biến mất của các lục địa là một phần trong quá trình gọi là "kiến tạo mảng" của Trái Đất.

Các nghiên cứu trước đây đã chứng minh đất liền từng nhiều lần hợp lại thành siêu lục địa, rồi lại phân rã thành nhiều châu lục. Các lục địa ngày nay đều là "con" của một siêu lục địa tên Gondwana. Lục địa mới Zealandia được cho là vỡ ra khỏi Gondwana khoảng 83-79 triệu năm về trước.

Theo NLD