Thịt bò bổ dưỡng, nhưng ăn theo 1 trong 5 cách này sẽ vừa xấu vừa bệnh, hãy từ bỏ ngay hôm nay

Thói quen ăn thịt bò tái, ăn nhiều thịt bò vào buổi tối… là những sai lầm tại hại biến món thịt bò bổ dưỡng thành nguy cơ gây trọng bệnh.

Thịt bò là nguyên liệu giàu dinh dưỡng, có lợi cho sự phát triển cơ thể. Trong 100g thịt bò có chứa khoảng 28g protein, 10g lipid, cung cấp 280kcal năng lượng, nhiều gấp đôi so với cá và nhiều loại thịt động vật khác

Không chỉ có hàm lượng đạm cao, thịt bò còn cung cấp nhiều chất sắt, kẽm và các vitamin B2, B6, B12, tốt cho hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình tái tạo hồng cầu. Chất sắt có trong thịt bò giúp phục hồi nhanh các tế bào máu và cần thiết cho việc cung cấp ôxy cho các tế bào trong cơ thể. Các axit linoleic trong thịt bò tham gia tích cực trong quá trình duy trì cơ bắp.

thit-bo-bo-duong-nhung-an-theo-1-trong-5-cach-nay-se-vua-xau-vua-benh-hay-tu-bo-ngay-hom-nay

Thịt bò nên tránh ăn vào buổi tối. Ảnh minh họa

 

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Sinh học - Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, thịt bò rất nhiều dinh dưỡng, nhiều đạm. Song, loại thịt này được xếp vào nhóm thịt đỏ và không nên ăn nhiều.

Các nhà nghiên cứu dinh dưỡng khuyến cáo, người bình thường nên ăn không quá 300 - 500g thịt đỏ (bao gồm bò, lợn, bê…) mỗi tuần. Tốt nhất 1 tuần nên ăn 2 lần, mỗi lần ăn tương đương từ 100 – 150g, tùy vào cân nặng và mức độ béo của bạn để tăng hoặc giảm một cách phù hợp. Cách ăn tốt nhất là nên ăn luộc hoặc hầm, hạn chế chiên, nướng…

Khuyến cáo 5 điều cần tránh khi ăn thịt bò

Không ăn thịt bò vào buổi tối

Trong thành phần thịt bò chứa nhiều chất sắt, canxi, lipid... rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của tiến sĩ Judith A. Sim Cox, nghiên cứu viên thuộc Đại học Utah (Mỹ), nếu bạn ăn thịt bò vào buổi tối, nghĩa là bạn đã nạp vào cơ thể một lượng sắt lớn trong khi gan đang có nhu cầu nghỉ ngơi.

Điều này sẽ gây nhiễu đồng hồ sinh học của gan dẫn đến hậu quả lượng đường trong máu tăng bất thường. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn sẽ phải đứng trước nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường.

thit-bo-bo-duong-nhung-an-theo-1-trong-5-cach-nay-se-vua-xau-vua-benh-hay-tu-bo-ngay-hom-nay

Thtij bò được khuyên nên ăn luộc hoặc hầm, hạn chế nướng, chiên rán. Ảnh minh họa

Không ăn khi có vết sẹo chưa lành

Thịt bò là một trong những loại thực phẩm mà bạn nên kiêng ăn khi bị sẹo lồi bởi nó hoàn toàn không tốt cho quá trình làm lành sẹo. Bởi những dưỡng chất trong thịt bò dù có tốt cho sức khỏe nhưng lại làm cho vết thương bị sậm màu, khi lành sẽ gây nên sẹo lồi. Do đó, bị sẹo lồi không nên ăn gì thì đó sẽ là thịt bò và những món ăn làm từ bò như chả bò, giò bò,…

Không ăn thịt bò tái

Nhiều người khi làm thịt bò bít tết hoặc ăn phở bò thường thích ăn tái để thịt bò mềm không bị dai và ngọt. Tuy nhiên, việc nuôi trồng và giết mổ, vận chuyển đôi khi không được đảm bảo nên thịt rất dễ bị nhiễm khuẩn, sán,... Nếu không chế biến kỹ, sán có thể xâm nhập vào cơ thể rất dễ gây bệnh. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe, không lo sợ ký sinh trùng tấn công bạn nên nấu thịt bò chín kỹ trước khi ăn.

Không ăn cùng thủy hải sản

Trong thịt bò chứa nhiều phốt pho rất cần cho việc hình thành xương, trong khi thủy sản lại rất giàu calci và magie. Vì thế, thịt bò và thủy hải sản không nên kết hợp với nhau vì thành phần dinh dưỡng có thể phản ứng với nhau.

Khi dùng chung 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra sự kết tủa muối. Dạng muối này không những cản trở hấp thu phốt pho mà còn làm giảm tốc độ hấp thu calci.

Không ăn khi đang điều trị nám, tàn nhang

Thịt bò có chứa rất nhiều protein tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nếu bạn đang bị nám mà sử dụng loại thực phẩm này sẽ khiến nám lây lan nhanh hơn. Vì vậy nếu bạn đang bị nám hoặc tàn nhang thì không nên sử dụng thịt bò để hạn chế tình trạng vùng nám da bị lan rộng.

Theo GiaDinh