Thực hư virus Adeno khiến 6 trẻ t.ử v.o.ng nguy hiểm như thế nào? Chuyên gia khuyến cáo "mọi người cần bình tĩnh!"

“Mọi người cần bình tĩnh, virus Adeno không có diễn biến gì mới”, bác sĩ Khanh khẳng định.

Mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương vừa thông tin về tình trạng gia tăng đột biến trẻ mắc bệnh do virus Adeno. Số trẻ nhập viện vì virus này tăng mạnh từ tháng 8 và đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong.

thuc-hu-virus-adeno-khien-6-tre-t-u-v-o-ng-nguy-hiem-nhu-the-nao-chuyen-gia-khuyen-cao-moi-nguoi-can-binh-tinh

Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, virus Adeno là loại virus rất cũ, quen thuộc với bác sĩ nhi khoa và hô hấp. Giống như RSV (virus hợp bào) và cúm, virus Adeno lưu hành quanh năm.

Virus Adeno được phân lập lần đầu năm 1953 từ các mảnh hạch hạnh nhân và tổ chức tuyến được cắt bỏ sau khi phẫu thuật. Đến nay, các nhà chuyên môn biết khoảng trên 100 chủng của virus này, trong đó có 47 chủng gây bệnh ở người.

“Virus Adeno từ lâu đã gây bệnh hô hấp ở người, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Người nhiễm virus Adeno có triệu chứng nóng, ho, sổ mũi giống như bị cảm hoặc viêm hô hấp. Có trẻ khi mắc bệnh sẽ biểu hiện nhẹ nhàng, nhưng cũng có trẻ thở mệt phải đi bệnh viện”, bác sĩ Khanh chia sẻ.

Bác sĩ Khanh cho biết: "Số ca tử vong do virus Adeno gây ra sẽ chủ yếu tập trung vào nhóm trẻ có thể trạng yếu, suy dinh dưỡng, có bệnh lý nền, phát hiện và điều trị bệnh trễ...".

Hiện nay, không có thuốc điều trị đặc hiệu với bệnh do virus Adeno gây ra, vì đa số bệnh tự hết. Những trường hợp trở nặng thường do trẻ có miễn dịch kém hoặc nhiễm thêm vi trùng, nhất là vi trùng kháng thuốc.

Do đó, các bác sĩ khuyến cáo phụ huynh cần theo dõi sát các dấu hiệu của trẻ, khi thấy trẻ có biểu hiện chuyển nặng như thở rút lõm ngực, rối loạn tri giác, lừ đừ... thì đưa trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám.

“Mọi người cần bình tĩnh, virus Adeno không có diễn biến gì mới”

thuc-hu-virus-adeno-khien-6-tre-t-u-v-o-ng-nguy-hiem-nhu-the-nao-chuyen-gia-khuyen-cao-moi-nguoi-can-binh-tinh

Ảnh minh họa

 

 “Mọi người cần bình tĩnh, virus Adeno không có diễn biến gì mới”, đó là khẳng định của bác sĩ Khanh.

Bác sĩ Khanh cho biết, đến thời điểm này vẫn chưa có vắc xin phòng virus Adeno vì có quá nhiều chủng. Loại virus này xâm nhập qua đường tiêu hóa, tiếp xúc, hô hấp, do đó, khẩu trang và rửa tay vẫn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Người lớn bị cảm hoặc mắc bệnh hô hấp phải tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ, che miệng khi ho hay hắt hơi. Trẻ nhỏ cần tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Bên cạnh đó, mỗi người cần uống đủ nước, ăn đủ chất, ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng.

Ngoài ra, bác sĩ Khanh khuyến cáo, trẻ nhỏ cần được chích ngừa mũi vắc xin 6 trong 1, vắc xin phế cầu, vắc xin cúm nhằm tránh nguy cơ mắc cùng lúc nhiều bệnh.

Đáng chú ý, virus Adeno cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm kết mạc, bệnh dạ dày, tiêu hóa, từng được nghi ngờ là nguyên nhân gây ra viêm gan bí ẩn thời gian qua.

Những thông tin cần biết về căn bệnh Adenovirus

Theo PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Giám đốc Trung tâm Hô Hấp, Bệnh viện Nhi Trung ương, virus adeno chia làm 7 nhóm từ A-G, trong đó có hơn 50 tuýp gây bệnh ở người và có thể gây bệnh ở nhiều cơ quan trong cơ thể.

Các tổn thương thường gặp nhất do mắc virus adeno là viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm kết mạc mắt (đau mắt đỏ), các bệnh lý ở đường tiêu hoá (tiêu chảy, nôn, buồn nôn,…), viêm bàng quang, viêm não màng não,…Bệnh do virus adeno gây ra xuất hiện quanh năm nhưng đặc biệt phát triển mạnh vào thời điểm giao mùa.

Về con đường lây truyền, virus adeno lây qua đường giọt bắn, đường hô hấp giữa người với người. Bệnh cũng có thể lây qua niêm mạc khi bơi lội hoặc nguồn nước dùng trong sinh hoạt bị ô nhiễm, hoặc lây truyền khi người lành sử dụng chung những vật dụng cá nhân với người bệnh và thời gian ủ bệnh khoảng từ 8-12 ngày.

Về đối tượng mắc bệnh, virus adeno có thể gây bệnh ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi (trẻ em hay gặp ở độ tuổi từ 6 tháng – 5 tuổi). Trong đó các đối tượng như trẻ em, người lớn tuổi, người bị bệnh mạn tính… thường có nguy cơ nhiễm cao do sức đề kháng kém.

"Virus adeno có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: suy hô hấp, nhiễm khuẩn huyết, suy đa tạng. Bệnh còn có thể để lại các biến chứng lâu dài, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ như: hội chứng viêm tiểu phế quản bít tắc sau nhiễm trùng, giãn phế quản, xơ phổi" – PGS.TS Lê Thị Hồng Hạnh cho biết.

Theo GiaDinh