Trời lạnh, lưu ý 6 thời điểm trong ngày không nên gội đầu vì rất dễ ốm sốt

Gội đầu khi trời lạnh, bạn dễ phải đối mặt với sự chênh lệch nhiệt độ trong và sau khi gội. Điều đó dễ dẫn đến cảm lạnh, trúng gió, méo miệng, đột quỵ…

Nhiều người, nhất là người trẻ, họ thường gội đầu bất kỳ lúc nào, khi thấy tóc bết và cần 1 mái tóc bồng bềnh, hoặc trong ngày thu xếp được thời gian nào sẽ gội đầu lúc ấy. Tuy nhiên, điều này rất nguy hiểm đến sức khỏe.

Theo một số nhà khoa học thì gội đầu trời lạnh dễ làm tăng nguy cơ đột tử. Bởi gội đầu khi trời lạnh, bạn dễ phải đối mặt với sự chênh lệch nhiệt độ trong và sau khi gội. Điều đó dễ dẫn đến cảm lạnh, trúng gió, méo miệng, đột quỵ…

Các chuyên gia khuyến cáo, vào những ngày lạnh, thà chịu bẩn một chút chứ đừng nên gội đầu vào 6 thời điểm này:

troi-lanh-luu-y-6-thoi-diem-trong-ngay-khong-nen-goi-dau-vi-rat-de-om-sot

Ảnh minh họa

Không gội ngay khi thức dậy vào buổi sáng

Thông thường vào buổi sáng cơ thể con người vừa mới ngủ dậy nên việc phục hồi chức năng cũng như lưu thông máu còn chậm. Bởi vậy, nếu bạn gội đầu ngay lúc này sẽ kích thích mạch máu não và dễ bị ốm.

Nếu muốn gội đầu buổi sáng, nên gội sau khi ngủ dậy hơn 30 phút, nên gội nước ấm và cần dành đủ thời gian để sấy giúp tóc khô.

Không gội đầu ban đêm

Gội đầu lúc đêm muộn là thói quen của đa số các người trẻ. Hầu hết, khi gội đầu buổi đêm mọi người đều dùng nước nóng. Dưới tác động của nhiệt, các tĩnh mạch dưới da sẽ bị giãn ra, dễ làm tụt huyết áp, gây nên hiện tượng thiếu máu và còn có thể đột quỵ.

Nếu gội đầu buổi đêm mà không sấy khô, đi ngủ ngay khi tóc còn ẩm sẽ làm cản trở lưu thông máu, lâu ngày gây nên bệnh tiền đình, thiên đầu thống…

Không gội khi quá no hoặc quá đói

Khi đói, huyết áp có thể bị tụt do lượng đường giảm. Nếu gội đầu, bạn có thể thấy chóng mặt, buồn nôn. Bên cạnh đó, cũng không nên gội đầu khi no vì dễ mắc bệnh về dạ dày, tiêu hóa. Để giữ sức khỏe, bạn chỉ nên gội đầu trước khi ăn ít nhất 1 tiếng hoặc sau ăn ít nhất 2 tiếng.

Không gội đầu buổi tối và để tóc ướt khi ngủ

troi-lanh-luu-y-6-thoi-diem-trong-ngay-khong-nen-goi-dau-vi-rat-de-om-sot

Tuyệt đối không để đầu ướt khi đi ngủ. Ảnh minh họa

Tóc ướt làm lạnh da đầu gây đau đầu, sổ mũi. Đây cũng là lý do nhiều người khuyên không nên gội đầu vào buổi tối, dễ có tình trạng để tóc ướt đi ngủ, đi làm về khuya gội đầu xong sấy tóc qua loa hoặc lau sơ là đi ngủ liền vì mệt sẽ dễ đau đầu, sổ mũi, cảm lạnh.

Bên cạnh đó, khi ngủ tóc dễ bị rối, tóc rối kết hợp với tóc ướt sẽ gây ra xơ rối gãy rụng tóc nhiều hơn.

Không gội khi đang bị cảm cúm, ốm sốt

Khi cơ thể bạn đang ốm sốt hay nhiễm bệnh thì cần tránh gội đầu, bởi sức đề kháng lúc này rất kém nên việc xả nước lạnh hoặc tác động gì trực tiếp lên da đầu đều gây ra những tổn thương không hề nhỏ. Thêm nữa, nếu đang có triệu chứng đau đầu thì việc gội đầu sẽ làm tăng thêm các cơn đau lên gấp nhiều lần.

Ngoài ra, khi gội đầu trong thể trạng người đang ốm hay cảm cúm thì có thể nhiễm chứng phong hàn, gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Không gội ngay sau khi tập thể dục

Sau khi tập thể dục, bơi lội và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn nên tránh gội đầu ngay. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho ráo mồ hôi và cơ thể trở lại trạng thái bình thường mới được tắm gội.

Ngày lạnh, gội đầu thế nào để không hại sức khỏe?

Trong những ngày lạnh thì nên gội đầu với nước ấm khoảng 40 độ. Thay vì dùng nước nóng già, hãy pha nước lạnh với nước nóng sao cho vừa đủ ấm.

Gội đầu trong phòng kín gió, có thể bật máy sưởi để làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ trước khi gội.

Không nên gội đầu quá nhiều lần, duy trì thói quen này từ 2-3 lần/tuần là đủ.

Gội đầu nhẹ nhàng trong 7-10 phút mỗi lần, tránh gội quá lâu sẽ dễ bị nhiễm lạnh.

Không gội đầu vào buổi đêm hay khi cơ thể đang mệt mỏi.

Sau khi gội hãy nhanh chóng lau và sấy khô phần tóc sát da đầu trước tiên.

Theo GiaDinh