Uống cà phê trong 6 thời điểm này chẳng khác nào "thuốc độc", muốn sống thọ cần tránh xa

Uống cà phê trước bữa sáng, sau khi tập thể dục, uống khi say rượu hay uống sát giờ đi ngủ... đều rất hại sức khỏe.

Cà phê được biết với rất nhiều lợi ích cho sức khoẻ con người. Uống cà phê giúp bạn tỉnh táo, tăng cường năng lượng để bắt đầu ngày mới. Tuy nhiên, nếu bạn uống hay pha cà phê không đúng cách, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

uong-ca-phe-trong-6-thoi-diem-nay-chang-khac-nao-thuoc-doc-muon-song-tho-can-tranh-xa

Ảnh minh họa

 

Uống khi chưa ăn sáng

Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Anh gần đây cho rằng việc uống cà phê ngay khi thức dậy để tìm kiếm sự tỉnh táo sẽ khiến quá trình trao đổi chất càng trở nên chậm hơn và có tác động tiêu cực đến việc kiểm soát đường huyết trong máu.

Ngoài ra, cà phê có tính axit, uống khi đói có thể gây khó chịu. Nồng độ axit có thể không tốt với những người bị ợ chua, trào ngược, các vấn đề về tiêu hóa và thậm chí chỉ là đau bụng.

Vì vậy, nhiều chuyên gia đồng ý rằng thời điểm tốt nhất để uống cốc đầu tiên là vào khoảng 10-12h sáng, khi mức cortisol bắt đầu giảm xuống. Bằng cách đó, bạn sẽ tận dụng được lượng cao tự nhiên của cơ thể và tiết kiệm lượng caffeine đó khi bạn thực sự cần.

Uống sau khi say rượu

Một số người dựa vào cà phê để chữa khỏi cảm giác nôn nao do say rượu, nhưng có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy điều này là đúng. Quan trọng nhất, caffeine sẽ không làm bạn tỉnh rượu. Nó có thể khiến bạn tỉnh táo hơn, nhưng bạn vẫn say, suy giảm khả năng phán đoán.

Nếu bạn cảm thấy nôn nao sau khi uống rượu, hãy uống nước thay vì cà phê. Nếu bạn phải uống cà phê để tỉnh táo, hãy chỉ uống một ít và tiếp tục chủ yếu uống nước.

Uống quá muộn trong ngày

Theo các chuyên gia y tế, thời gian tiêu thụ caffein của một người trung bình khoảng 5 giờ, mất khoảng 10 giờ để loại bỏ hoàn toàn cà phê khỏi hệ thống cơ thể. Đó là lý do tại sao uống cà phê gây hại cho giấc ngủ. Ngủ kém không tốt cho sức khỏe của não bộ. Mất ngủ thường xuyên làm tăng sự tích tụ của beta-amyloid, một loại protein trong não có liên quan đến việc suy giảm nhận thức và bệnh Alzheimer. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên tránh sử dụng caffeine ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ.

Uống cà phê có nhiều đường

uong-ca-phe-trong-6-thoi-diem-nay-chang-khac-nao-thuoc-doc-muon-song-tho-can-tranh-xa

Ảnh minh họa

 

Một cốc cà phê quá ngọt sẽ không phải là lựa chọn tốt cho não. Vì người lớn tiêu thụ quá nhiều đường có liên quan đến chức năng nhận thức kém. Ngoài ra, lượng đường trong máu cao kinh niên có thể làm teo não, ảnh hưởng đến kết nối chức năng của cơ quan này dẫn đến bệnh mạch máu nhỏ.

Sau khi tập thể dục

Bạn không nên uống cà phê ngay sau khi tập luyện. Nó có thể ngăn chặn sự thèm ăn và dẫn đến tình trạng thiếu nhiên liệu. Trong một số trường hợp, cà phê gây đau đầu do năng lượng sẵn có và mất nước.

Trong khi đó, sau khi tập thể dục, điều có thể cần là nhiên liệu hoặc hydrat hóa. Thức uống chứa nhiều caffein có tính lợi tiểu, điều đó có nghĩa khiến bạn đi vệ sinh nhiều hơn. Khi bạn vừa tập xong, cơ thể đang ở trong tình trạng mất nước nên điều này tất nhiên là không tốt.

Uống quá nhiều

Uống cà phê ở mức độ vừa phải, có thể có lợi cho sức khỏe não bộ. Nhưng uống quá nhiều gây hại hơn lợi. Một nghiên cứu Khoa học Thần kinh Dinh dưỡng của Mỹ vào năm 2021 cho thấy, uống nhiều hơn 6 cốc cà phê mỗi ngày dễ có nguy cơ bị giảm khối lượng não và tăng 53% nguy cơ sa sút trí tuệ.

Theo Livestrong, một người lớn khỏe mạnh nên uống 400 ml thức uống chứa cafein mỗi ngày, tức khoảng 4 cốc cà phê. Duy trì số lượng này hoặc ít hơn giúp bạn nhận được những lợi ích khác nhau cho não.

Theo GiaDinh