3 điều cấm kỵ khi ngủ trưa mà nhiều người trẻ mắc phải, sớm bỏ để tránh xa các bệnh về tim mạch, huyết áp, cổ tử cung

Giấc ngủ trưa có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe và giúp lấy lại năng lượng, tập trung tốt hơn vào buổi chiều. Tuy nhiên, ngủ trưa sai cách không chỉ phản tác dụng mà còn tăng nguy cơ tử vong.

Ngoài việc cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi, ngủ trưa còn có ít nhất 3 lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe đã được các nhà khoa học chứng minh. Đầu tiên là nó giúp tăng cường trí nhớ, thứ hai là điều chỉnh tâm trạng và cải thiện trạng thái tinh thần, cuối cùng là giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Tuy nhiên, có 3 điều cấm kỵ khi ngủ trưa mang đến nhiều bệnh tật, tăng nguy cơ tử vong nhưng nhiều người vẫn làm hàng ngày, đó là:

1. Ngủ trưa quá lâu

Trên thực tế, có rất nhiều nghiên cứu khoa học về ảnh hưởng tiêu cực của giấc ngủ trưa quá dài đến tình trạng sức khỏe.

Năm 2020, Hiệp hội Tim mạch Châu Âu công bố, ngủ trưa quá lâu làm tăng 30% nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và tăng 34% nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tương tự, nghiên cứu của Đại học Tokyo (Nhật Bản) cho thấy ngủ trưa trên 40 phút có nguy cơ cao mắc bệnh tim, bị tăng huyết áp, tăng lipid máu và các hội chứng chuyển hóa khác.

Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ cũng từng cảnh báo tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp lên từ 13% - 19% ở nhóm người này. Còn nghiên cứu tại Đức nhấn mạnh rằng những người ngủ trưa ít nhất 5 lần 1 tuần và ngủ trưa hơn 1 tiếng mỗi lần có nguy cơ mắc bệnh tim mạch tăng lên ít nhất là gấp đôi.

Các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn nên ngủ trưa mỗi ngày, nhưng chỉ nên ngủ khoảng 15 đến 30 phút. Chỉ những người không ngủ đủ 6 tiếng vào ban đêm, người cao tuổi, người đang điều trị bệnh, có hướng dẫn của bác sĩ mới cần ngủ lâu hơn, nhưng thường vẫn dao động trong khoảng từ 30 đến 60 phút.

2. Ngủ ngay sau khi ăn

Do hạn chế về thời gian hoặc công việc kéo dài quá giờ ăn, nhiều nhân viên văn phòng thường ăn trưa vội vàng sau đó tranh thủ chợp mắt ngay lập tức. Tuy nhiên, đây là thói quen hại sức khỏe vô cùng.

3-dieu-cam-ky-khi-ngu-trua-ma-nhieu-nguoi-tre-mac-phai-som-bo-de-tranh-xa-cac-benh-ve-tim-mach-huyet-ap-co-tu-cung

Bác sĩ Ngô Lý, Phó trưởng Khoa Nội tiết, Bệnh viện Hóa Sơn trực thuộc Đại học Phục Đán (Thượng Hải, Trung Quốc) nhắc nhở rằng đi ngủ ngay sau khi ăn, nhất là ăn gây hại cho dạ dày và dễ mắc bệnh về huyết khối.

Vì lúc này, dạ dày vẫn đang tiêu hóa thức ăn và phần lớn máu trong cơ thể chảy xuống dạ dày, dẫn đến giảm lượng oxy cung cấp cho não nên dễ gây ra tình trạng máu lên não không đủ. Nó cũng trực tiếp gây trào ngược thức ăn trong dạ dày hay làm tổn thương thực quản .

3. Ngủ gục trên bàn

Đây là thói quen phổ biến của những người trẻ, dân văn phòng hay học sinh, sinh viên có thời gian nghỉ trưa ngắn và không gian chật chội.

Không chỉ ảnh hưởng đến xương, gây khó khăn cho hô hấp, ngủ trưa với tư thế ngồi gục đầu trên bàn khiến nhịp tim dần chậm lại, gây thiếu máu não làm cho chức năng hệ thống thần kinh thực vật bị rối loạn tạm thời, dẫn tới chóng mặt, ù tai, chân bủn rủn, tê tay chân. Theo thời gian, thói quen này gây tổn thương hệ thống tim mạch và mạch máu não, tương lai dẫn tới hình thành các bệnh tim mạch và bệnh về máu não mãn tính.

3-dieu-cam-ky-khi-ngu-trua-ma-nhieu-nguoi-tre-mac-phai-som-bo-de-tranh-xa-cac-benh-ve-tim-mach-huyet-ap-co-tu-cung

Kiểu ngủ này còn ảnh hưởng đến mắt, do có lực đè lên nhãn cầu, khiến mắt sưng, trục nhãn cầu dài ra, dễ làm tổn thương giác mạc và võng mạc, dẫn tới giác mạc biến dạng, độ cong thay đổi, còn có thể làm tăng nhãn áp, gây vòng mắt xanh. Ngoài việc ảnh hưởng thị lực, gây cận thị độ nặng, tăng xác suất bị mắc vòng mắt xanh, rất có thể còn đẩy nhanh chứng loạn thị.

Tư thế này cũng khiến dạ dày về hệ tiêu hóa bị nhiều áp lực, lâu ngày gây ra viêm dạ dày mãn tính. Đặc biệt, với nữ giới, ngủ gục trên bàn còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phần tử cung, về lâu về dài có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Theo GiaDinh