3 nhóm thực phẩm người tiểu đường nên ăn và cần tránh: Gợi ý phương pháp ‘Đĩa Ăn' cực hữu ích

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Dưới đây là những thông tin hữu ích giúp người bệnh tiểu đường có được chế độ ăn hợp lý.

Đái tháo đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hormon insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao.

Theo một bài viết trên báo Sức khỏe và Đời sống, bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn hằng ngày của mình.

Chế độ ăn của người tiểu đường

Chế độ ăn hợp lý là nền tảng cho kế hoạch điều trị tiểu đường. Chế độ ăn hợp lý giúp cho bệnh nhân ổn định mức đường trong máu, giảm được liều thuốc cần sử dụng, ngăn chặn hoặc làm chậm xuất hiện các biến chứng, kéo dài tuổi thọ bệnh nhân.

Ngoài ra còn giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, tự tin trong cuộc sống, ít có cảm giác bị tách biệt trong đời sống xã hội. Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nên gần giống với người bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa).

Lượng bột đường (gạo, ngô, khoai...) gần với mức người bình thường (50 - 60%).

Cho phép người tiểu đường được sử dụng đường đơn giản ở mức hạn chế (đường để nêm thức ăn, cho vào các loại thức uống...).

Giảm lượng chất béo (nên ăn các loại dầu, mỡ cá): 20 - 25%.

Tăng chất xơ (có nhiều trong rau, trái cây).

3-nhom-thuc-pham-nguoi-tieu-duong-nen-an-va-can-tranh-goi-y-phuong-phap-‘dia-an-cuc-huu-ich

Chế độ ăn của người bệnh tiểu đường nên gần giống với người bình thường, ăn đều đặn, không bỏ bữa, chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày (4 - 6 bữa).

3 nhóm thức ăn người bệnh tiểu đường nên ăn và cần tránh

Nhóm thức ăn nên dùng: Các loại bánh mì không pha phụ gia, gạo, mì sợi: số lượng vừa phải; sữa tách béo, lòng trắng trứng gà, các loại thịt nạc, thịt gà bỏ da, các loại cá ít béo, các loại rau xanh có lượng đường thấp: các loại rau cải, mồng tơi, bí bầu, mướp, dưa chuột...

Nhóm thức ăn hạn chế: Bánh mì trắng, ngọt, các loại cá béo, thịt dê, cừu, rau quả đóng hộp, các loại quả chín, cà phê, chè, các chất ngọt nhân tạo, muối khoáng có đường.

Nhóm thức ăn cần tránh hoặc ăn rất ít: Đường (trừ lượng cho phép), các loại mật, bánh ngọt, kẹo, mứt, các loại nước ngọt, nước quả có đường; sữa béo; thịt nhiều mỡ; thức ăn chế biến sẵn: xúc xích, thịt hun khói, các loại phủ tạng...; cá nhiều mỡ (cá basa); lòng đỏ trứng; bơ, mỡ đông lạnh; khoai tây rán; quả ngọt dạng sấy khô, quả ngâm đường; các loại đồ uống: rượu, bia, nước ngọt...

Phương pháp ‘Đĩa Ăn’ dành cho người tiểu đường

Bạn có thể dễ dàng ăn nhiều thức ăn hơn mức cần thiết mà không nhận ra. Phương pháp ‘Đĩa Ăn’ của Hiệp hội Tiểu đường Mỹ là một cách đơn giản và trực quan để đảm bảo bạn ăn đủ rau và protein nạc, đồng thời hạn chế lượng thực phẩm giàu carb có khả năng làm tăng lượng đường trong máu cao nhất.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ, dưới đây là hướng dẫn thực hành phương pháp ‘Đĩa Ăn’ với một chiếc đĩa đường kính 23 cm:

3-nhom-thuc-pham-nguoi-tieu-duong-nen-an-va-can-tranh-goi-y-phuong-phap-‘dia-an-cuc-huu-ich

Ảnh minh họa phương pháp 'Đĩa Ăn' dành cho người tiểu đường.

- Một nửa đĩa ăn là loại rau không chứa tinh bột, chẳng hạn như salad, đậu xanh, bông cải xanh, súp lơ trắng, bắp cải và cà rốt.

- ¼ đĩa ăn là protein nạc, chẳng hạn như thịt gà, đậu, đậu phụ hoặc trứng.

- ¼ đĩa ăn là ngũ cốc hoặc thực phẩm giàu tinh bột, chẳng hạn như khoai tây, gạo hoặc mì ống (hoặc bỏ hoàn toàn tinh bột và tăng gấp đôi lượng rau không chứa tinh bột).

Theo GiaDinh