5 bệnh nhân COVID-19 t.ử v.o.ng, có người phụ nữ mới 38 tuổi

5 bệnh nhân COVID-19 tử vong đều có bệnh lý nền, trong số này có một người 38 tuổi, một người 39 tuổi.

Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo phòng, chống COVID-19, chiều 13/7 thông báo 5 ca tử vong do COVID-19 số 126-130. Như vậy trong đợt dịch thứ 4 này đã có 95 bệnh nhân COVID-19 tử vong.

CA TỬ VONG 126: BN17488, nữ 38 tuổi, địa chỉ huyện Hóc Môn, TP HCM. Chị có tiền sử suy thận mạn, chạy thận nhân tạo chu kỳ.

Hôm 29/6 chị có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính, chuyển Bệnh viện Điều trị COVID-19 Củ Chi.

16 giờ ngày 5/7 bệnh nhân tử vong, với chẩn đoán viêm phổi do SARS-CoV-2 biến chứng suy hô hấp tiến triển trên bệnh nhân suy thận mạn, chạy thận nhân tạo chu kỳ.

CA TỬ VONG 127: BN14625, nam 39 tuổi, địa chỉ: Quận 1, TP HCM, có tiền sử lao phổi đã điều trị 2 lần.

Ngày 21/6, sau khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính, anh được chuyển vào Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, TP HCM điều trị. 

7 giờ 50 phút ngày 6/7 bệnh nhân tử vong với chẩn đoán viêm phổi do SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch biến chứng suy hô hấp cấp tiến triển, sốc nhiễm trùng, tổn thương thận cấp, di chứng lao phổi.

CA TỬ VONG 128: BN13298, nam 61 tuổi, địa chỉ: Quận 8, TP HCM có tiền sử tăng huyết áp 10 năm nay.

Ngày 20/6, ông có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính, chuyển vào Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch điều trị. 

0 giờ 40 phút ngày 6/7, bệnh nhân tử vong với chẩn đoán viêm phổi do SARS-CoV-2 mức độ nguy kịch biến chứng suy hô hấp cấp tiến triển, tổn thương thận cấp trên bệnh nhân tăng huyết áp.

5-benh-nhan-covid-19-t-u-v-o-ng-co-nguoi-phu-nu-moi-38-tuoi
CA TỬ VONG 129: BN18753, nữ 48 tuổi, địa chỉ: huyện Thống Nhất, Đồng Nai, có tiền sử tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, béo phì.

Hôm 2/7, bệnh nhân xác định dương tính SARS-CoV-2, chuyển vào Bệnh viện Phổi Đồng Nai điều trị.

5 ngày sau bệnh nhân tử vong với chẩn đoán COVID-19, đột tử nghi do nhồi máu cơ tim trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, béo phì, có rối loạn men gan, lipid máu.

CA TỬ VONG 130: BN12451, nam, 55 tuổi, địa chỉ: Lục Ngạn, Bắc Giang, tiền sử xơ gan do rượu.

Ngày 15/6, bệnh nhân có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 dương tính, chuyển Bệnh viện huyện Tân Yên điều trị. 

Ngày 23/6, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Giang sau đó ngày 3/7, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2.

8 giờ 8 phút ngày 11/7, nam bệnh nhân tử vong với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi ARDS do SARS-CoV-2, tràn khí màng phổi, tràn khí trung thất, viêm mô tế bào cẳng chân phải trên bệnh nhân xơ gan.

Theo GiaDinh

------

Xem thêm:

Singapore: Cậu bé 16 tuổi tiêm vắc-xin COVID-19 được 1 tuần thì t.ử v.o.ng sau khi tập tạ nặng, khuyến cáo đặc biệt dành cho người dưới 30 tuổi sau tiêm vắc-xin COVID-19

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên tập thể dục hoặc hoạt động thể chất quá nặng trong vòng 1 tuần sau khi tiêm vắc-xin COVID-19.

Cậu bé 16 tuổi bị ngừng tim đột ngột sau khi tập luyện với "tạ rất nặng"

Theo thông tin từ Bộ Y tế Singapore, ngày 5/7 vừa qua, họ đã nhận được thông tin vụ việc một cậu bé 16 tuổi bị ngừng tim sau khi tập tạ nặng sau 1 tuần tiêm vắc-xin COVID-19.

Được biết, sự việc này xảy ra vào ngày 4/7, hôm đó, cậu thiếu niên đã tập nâng tạ trong phòng tập thể dục. Tuy nhiên, tạ mà cậu bé tập lại nặng hơn trọng lượng cơ thể rất nhiều.

Sau khi tập xong, đứa trẻ trở về nhà rồi ngã quỵ, người nhà đã nhanh chóng đưa bệnh nhân vào Bệnh viện Khoo Teck Puat cấp cứu. Song, khi thấy tình trạng bé trai nguy cấp, bệnh viện này đã chuyển tiếp lên Bệnh viện Đại học Quốc gia (NUH). Tại đây, dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa, bé trai vẫn ra đi.

Có một điều khiến các bác sĩ quan tâm chính là 6 ngày trước, cậu bé đã được tiêm vắc-xin Pfizer-BioNTech/Comirnaty mũi đầu tiên. Sau khi tiêm xong, nhân viên y tế đã quan sát phản ứng sau tiêm 30 phút và 5 ngày sau tiêm, cậu bé vẫn khỏe mạnh.

Thế nhưng đến ngày thứ 6 thì sự việc đau lòng xảy ra. Người phát ngôn của Bộ Y tế Singapore cho biết họ đã liên hệ với bệnh viện Bệnh viện Đại học Quốc gia (NUH) để xin bệnh án. "Chẩn đoán sơ bộ tình trạng của đứa trẻ là ngừng tim ngoài bệnh viện. Hiện tại, các xét nghiệm lâm sàng đang được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân cơ bản cái chết của bé trai", người phát ngôn cho biết.

Bên cạnh đó, Bộ Y tế Singapore cũng yêu cầu bệnh viện NUH làm rõ vấn đề tử vong của cậu bé có liên quan đến việc tiêm vắc-xin COVID-19 hay không. Điều này sẽ bao gồm việc xem xét kỹ lưỡng xem bệnh nhân có bị viêm cơ tim nặng cấp tính hay không. Và Ủy ban tiêm chủng COVID-19 sẽ theo dõi kết quả của cuộc điều tra này.

singapore-cau-be-16-tuoi-tiem-vac-xin-covid-19-duoc-1-tuan-thi-tu-vong-sau-khi-tap-ta-nang-khuyen-cao-dac-biet-danh-cho-nguoi-duoi-30-tuoi-sau-tiem-vac-xin-covid-19

Các chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên tập thể dục hoặc hoạt động thể chất quá nặng trong vòng 1 tuần sau khi tiêm vắc-xin COVID-19 (Ảnh minh họa).

Cũng nhân câu chuyện này, Bộ Y tế Singapore đã ra hướng dẫn về vấn đề tập thể dục sau khi tiêm vắc-xin COVID-19. 

"Trong khi hầu hết những người bị viêm cơ tim liên quan đến vắc-xin được quan sát trong nước và quốc tế đều có triệu chứng nhẹ và phục hồi không ổn định. Và tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn nếu người đó thực hiện các hành động gắng sức gây ảnh hưởng đến tim", một chuyên gia lên tiếng giải thích.

Khuyến cáo sau tiêm vắc-xin COVID-19: Tránh hoạt động thể chất gắng sức trong khoảng 1 tuần sau khi tiêm chủng

Trong một tuyên bố khác vào ngày 5/7, Ủy ban chuyên gia về tiêm chủng COVID-19 khuyến cáo rằng tất cả những người được tiêm chủng, đặc biệt là thanh thiếu niên và nam giới trẻ tuổi (dưới 30 tuổi), đã tiêm bất kỳ liều nào của vắc xin mRNA COVID-19, nên tránh tập thể dục hoặc hoạt động thể chất gắng sức (như chạy, bơi lội và các hoạt động thể thao cường độ mạnh khác...) trong một tuần sau khi tiêm chủng.

Trong thời gian này, những người được tiêm chủng cần được chăm sóc y tế kịp thời nếu họ bị đau ngực, khó thở hoặc nhịp tim bất thường. Tất cả các bác sĩ cũng nên cảnh giác với những biểu hiện lâm sàng như vậy sau khi tiêm chủng.

Đây là bản cập nhật từ lời khuyên trước trước đây của họ về việc tránh hoạt động gắng sức trong 1 tuần sau khi tiêm liều thứ 2. Ủy ban chuyên gia đã phát hành bản cập nhật dựa trên "dữ liệu mới nổi về nguy cơ nhỏ của viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim" được tìm thấy sau khi mọi người tiêm vắc xin mRNA COVID-19.

Người bị viêm cơ tim liên quan đến vắc xin có thể có các triệu chứng nhẹ và phục hồi không đáng kể nhưng các chuyên gia cho biết, có thể "tình trạng bệnh có thể trở nên trầm trọng hơn do các yếu tố hoặc hoạt động gắng sức ảnh hưởng đến tim".

Điều này có thể giải thích tại sao tim ngừng đập đột ngột xảy ra khi mọi người trải qua các bài tập thể dục vất vả, giống như trường hợp cậu bé 16 tuổi nói trên.

Theo GiaDinh