5 triệu chứng cảnh báo bệnh tật ở rốn thường bị nhiều người bỏ qua, hãy tự kiểm tra và đến gặp bác sĩ trước khi quá muộn

Trong y học cổ truyền, rốn được coi là huyệt đạo hữu hình duy nhất trong số 361 huyệt đạo trên toàn cơ thể. Nó kết nối với 12 kinh mạch và các cơ quan nội tạng, vì vậy, chỉ cần kiểm tra rốn là biết 1 người khỏe mạnh hay không.

Vì vậy mà khi khám bệnh, các bác sĩ thường xem xét hình dạng của rốn và nhấn vào xung quanh để phục vụ cho chẩn đoán. Ví dụ như những người khỏe mạnh, sống lâu sẽ có rốn to, tròn trịa. Nếu rốn có hình quả chuối, hình tam giác, hoặc thậm chí là các hình dạng lạ khác thì có thể bạn có 1 vài bệnh bẩm sinh hoặc có hệ miễn dịch yếu.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này, chính vì vậy mà rất nhiều người thường bỏ qua 5 dấu hiệu cảnh báo bệnh tật từ rốn như:

5-trieu-chung-canh-bao-benh-tat-o-ron-thuong-bi-nhieu-nguoi-bo-qua-hay-tu-kiem-tra-va-den-gap-bac-si-truoc-khi-qua-muon

1. Đau trong rốn

Thường xuyên cảm thấy đau ở rốn, đặc biệt là phần bên trong rốn là biểu hiện của bệnh viêm tụy. Bệnh thường đi kèm các triệu chứng đặc trưng như sốt, nhịp tim nhanh bất thường, chướng bụng, đau hoặc sưng rốn.

Đặc biệt, nếu bạn bị viêm tụy mãn tính thì cơn đau ở rốn sẽ không bao giờ khỏi hẳn, tốt nhất là nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp khắc phục.

2. Đau xung quanh rốn

Đây thường là biểu hiện của viêm ruột thừa giai đoạn nặng hoặc đã chuyển sang viêm phúc mạc, vỡ ruột thừa và đã có tình trạng nhiễm trùng.

Bệnh này thường bắt đầu với triệu chứng đau bụng, nhất là vùng xung quanh rốn. Cơn đau sẽ trầm trọng hơn mỗi khi di chuyển, bao gồm cả đi bộ nhẹ nhàng và đau nặng khi ho. Cần phải nhấn mạnh rằng viêm phúc mạc là tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm và có thể gây tử vong, hãy đến gặp bác sĩ để khám chữa kịp thời.

Ngoài ra, 1 số trường hợp đau âm ỉ quanh rốn cũng có thể đang cảnh báo các rối loạn ruột non, phổ biến nhất là bệnh Crohn - 1 bệnh mãn tính gây viêm và loét ruột (IBD).

3. Đau ở các rìa rốn

Nếu cơn đau xuất hiện ở rìa bên trái rốn và vùng bụng xung quanh đó thì có thể bạn đã mắc các bệnh về gan. Nhẹ thường là suy gan, nặng là ung thư gan với các biểu hiện đi kèm khác như sốt cao, đau vùng bụng trái dữ dội, sạm da, chán ăn…

5-trieu-chung-canh-bao-benh-tat-o-ron-thuong-bi-nhieu-nguoi-bo-qua-hay-tu-kiem-tra-va-den-gap-bac-si-truoc-khi-qua-muon

Còn nếu đau dữ dội ở rìa bên phải rốn, khả năng cao là bạn đang phải đối mặt với các bệnh về phổi. Nếu cảm giác đau nhức đi kèm với ho, sốt, cảm lạnh thường xuyên thì bệnh tình đã ở mức nghiêm trọng, nên đi khám sớm.

4. Đau trên rốn

Một số các bệnh lý dạ dày như: viêm dạ dày, viêm loét thành dạ dày… thường gây ra những cơn đau ở bờ trên rốn và vùng xung quanh.

Cảm giác đau sẽ trầm trọng hơn khi bị đói hoặc ăn no, sau khi ăn các thực phẩm chua hoặc cay, bị stress… Ngoài ra, người bệnh sẽ có các triệu chứng khác như: đầy bụng, ợ hơi, chán ăn, buồn nôn và nôn mửa...

5. Đau dưới rốn

Các bệnh về thận ngoài triệu chứng đi tiểu bất thường, phù nề chân tay, huyết áp cao còn đi kèm các cơn đau ở bờ dưới của rốn và vùng quanh đó. Khi bệnh trầm trọng, rốn có thể bị sưng, vùng da quanh rốn sậm màu hơn hoặc cứng lại bất thường.

5-trieu-chung-canh-bao-benh-tat-o-ron-thuong-bi-nhieu-nguoi-bo-qua-hay-tu-kiem-tra-va-den-gap-bac-si-truoc-khi-qua-muon

Để phòng tránh bệnh tật, các chuyên gia khuyến cáo nên thường xuyên xoa bóp vùng rốn. Bạn hãy chồng bàn tay lên nhau, lòng bàn tay hướng xuống dưới rốn sau đó xoa chậm theo chiều thuận kim đồng hồ khoảng 30 vòng rồi ngược lại. Mỗi ngày làm khoảng 10 phút và nên làm trước khi đi ngủ hoặc trước khi ăn sáng để đạt kết quả tốt nhất.

Nguồn và ảnh: Aboluowang, ETtoday, Healthline

Theo GiaDinh