6 cách hiệu quả để giảm bớt các chất gây ung thư sinh ra trong nhà bếp, muốn bản thân và gia đình mạnh khỏe hãy học theo



Quá trình nấu nướng không chỉ tạo ra các món ăn mà còn có thể mang đến nhiều chất độc hại, gây ung thư nếu như làm sai cách. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết điều này.

Các chất độc gây ung thư trong nhà bếp bao gồm khói dầu ăn, khói bếp, aflatoxin, formaldehyde, nitrosamine, benzopyrene... Nghe có vẻ xa lạ, nhưng thực chất chúng luôn “ẩn nấp” trong những thực phẩm quen thuộc, được tạo ra từ cách nấu ăn sai lầm phổ biến của nhiều người. 

Để giảm bớt các chất nguy hiểm này và bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình, các chuyên  gia khuyến cáo nên thực hiện 6 biện pháp sau đây:  

1. Không ăn thực phẩm bị mốc, dập nát

Aflatoxin thường có trong các thực phẩm mốc là 1 loại độc tố vi nấm được sản sinh một cách tự nhiên do một số loài nấm mốc tên aspergillus. Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính với liều khoảng 10mg có thể gây chết người thì aflatoxin còn là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan. Vì vậy, tuyệt đối không nên ăn thực phẩm bị mốc. 

Cũng không ít người vì tiết kiệm hoặc thiếu kiến thức mà thường ăn rau củ, hoa quả bị dập nát, mọc mầm, điều này vô cùng nguy hiểm. Đặc biệt là với các loại thực phẩm như khoai tây, khoai lang, lạc, đỗ tương… Vì chúng chứa solanine, 1 loại glycoalkaloid đắng và độc, không chỉ tác động xấu đến niêm mạc dạ dày, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương, lâu ngày còn hình thành bệnh ung thư. 

2. Giảm lượng thịt đỏ

Ngoài các nguy cơ bị bệnh gút, cao huyết áp, mỡ máu thì ăn quá nhiều thịt đỏ cũng là nguyên nhân mang đến căn bệnh ung thư. 

Năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa thịt đỏ vào danh sách các chất gây ung thư và có khả năng gây ung thư cao nhất ở người. Theo đó, những loại hóa chất có hại trong thịt đỏ, đặc biệt là chất haem có sẵn trong thịt đỏ làm suy yếu hoạt động của tế bào và tăng nguy cơ ung thư. 

6-cach-hieu-qua-de-giam-bot-cac-chat-gay-ung-thu-sinh-ra-trong-nha-bep-muon-ban-than-va-gia-dinh-manh-khoe-hay-hoc-theo

WHO cũng cảnh báo rằng nếu ăn từ 100g thịt đỏ trở lên và các sản phẩm thịt chế biến mỗi ngày làm tăng khả năng mắc ung thư đại trực tràng lên 17%, ung thư tuyến tiền liệt thêm 19%. Vì vậy, mỗi người đừng ăn quá 70g thịt đỏ mỗi ngày và nên ăn thêm nhiều rau xanh để bảo vệ sức khỏe. 

3. Hạn chế ăn đồ chế biến sẵn, nhất là thịt

Cuộc sống bận rộn khiến nhiều người thường xuyên phải mua các loại thực phẩm chế biến sẵn mà không biết rằng nó đang âm thầm gây bệnh và rút ngắn tuổi thọ của chúng ta mỗi ngày. 

WHO cho biết, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt là thịt chứa nhiều chất phụ gia, hóa chất hình thành trong quá trình chế biến. Ví dụ như hợp chất N-nitroso và hydrocarbon thơm đa vòng, gây tổn thương ADN và gây ung thư, được xếp vào yếu tố gây ung thư nhóm 1. 

WHO cũng cảnh báo, nếu tiêu thụ 50g thịt chế biến sẵn mỗi ngày làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày lên 18%. Nến nếu muốn khỏe mạnh và sống lâu, hãy tránh xa thịt cũng như mọi loại thực phẩm chế biến sẵn và luôn ăn chín uống sôi. 

4. Giảm lượng muối khi nấu ăn 

Muối là một gia vị không thể thiếu đối với con người, nhưng nếu sử dụng không hợp lý sẵ gây ra bệnh tật. WHO khuyến cáo mỗi ngày 1 người chỉ nên nạp tối đa 6g muối, tương đương khoảng 2,4g natri vào cơ thể. 

Bởi vì muối có khả năng làm hỏng lớp màng trong dạ dày và gây viêm, hoặc làm cho lớp lót dạ dày nhạy hơn với chất gây ung thư như các hợp chất N-nitroso. Muối cũng có thể tương tác với Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày. 

Bên cạnh việc ăn mặn nói chung, 1 số nghiên cứu còn cho thấy ăn thực phẩm đã được bảo quản bằng muối, đặc biệt là rau củ ngâm muối, có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

5. Hạn chế các món chiên, nướng, xào, áp chảo

Những món ăn được chế biến bằng các phương pháp dùng nhiệt độ cao như chiên, xào, nướng, áp chảo, từ lâu đã được chứng minh là tăng khả năng bị ung thư. 

Đặc biệt, khi chế biến ở nhiệt độ cao từ 180 độ C trở lên sẽ tạo ra một lượng lớn các amin dị vòng gây ung thư, tên hóa học là Benzopyrene. Nó gây ra ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư gan và ung thư phổi.

6-cach-hieu-qua-de-giam-bot-cac-chat-gay-ung-thu-sinh-ra-trong-nha-bep-muon-ban-than-va-gia-dinh-manh-khoe-hay-hoc-theo

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên hạn chế các món chế biến với nhiệt độ cao, để dầu sôi đến bốc khói hay nướng thịt, áp chảo. Bởi vì không chỉ bản thân món ăn gây hại cho người hấp thụ, các chất gây ung thư tồn tại ngay cả trong khói dầu ăn khi chiên xào, khói khi nướng thịt, rất khó phòng tránh. 

Ngoài ra, hãy từ bỏ ngay thói quen dùng dầu ăn đã được nấu đi nấu lại nhiều lần. Nghiên cứu của Đại học Illinois (Mỹ) chỉ ra rằng, ngoài giảm dinh dưỡng, dầu ăn được đun nóng nhiều lần sẽ bị phân hủy chất béo trung tính, dẫn đến quá trình oxy hóa axit béo tự do và giải phóng chất gây ung thư độc hại gọi là acrolein. 

6. Giữ vệ sinh nhà bếp và sử dụng máy hút mùi

Việc giữ vệ sinh căn bếp, các dụng cụ nấu ăn không chỉ quyết định mùi vị món ăn mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Chất aflatoxin gây ung thư không chỉ ẩn nấp trong thực phẩm mốc mà còn có ngay trong các loại thớt gỗ, chuôi dao, khăn lau bát đĩa… bị nấm mốc. Thậm chí việc lau chùi, vệ sinh thông thường không thể loại bỏ hoàn toàn aflatoxin, nên tốt nhất là nên thay mới thường xuyên. 

Cũng cần phải đánh rửa nồi chảo sạch sẽ trước và sau khi nấu ăn, nhất là khi dùng 1 chiếc nồi hoặc chảo để chế biến nhiều món ăn liên tiếp. Nếu không, dư lượng thực phẩm và chất béo còn sót sẽ tiếp tục được làm nóng, dễ sinh ra chất gây ung thư benzopyrene. 

Bạn cũng nên đậy kín đồ ăn khi đang nấu, đeo khẩu trang và sử dụng máy hút mùi cho nhà bếp để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư từ khói dầu ăn, khói bếp. Nhưng hãy nhớ là đừng tắt máy hút ngay sau khi nấu xong, hãy chờ 3 - 5 phút để máy làm việc có hiệu quả, hút sạch các chất độc hại trong không khí. 

Nguồn và ảnh: QQ, Asia One, WHO

Theo GiaDinh