Ai thích ăn món lòng lợn chấm mắm tôm sẽ phải rùng mình khi đọc thông tin này

Nội tạng và các bộ phận của lợn luôn là món ăn hấp dẫn của nhiều người. Tuy nhiên, một số tiểu thương bất chấp sức khỏe người tiêu dùng nhập các bộ phận của lợn không rõ nguồn gốc xuất xứ, thậm chí sử dụng hóa chất độc hại để hô biến lòng lợn đã hư hỏng để bán ra thị trường.

Mới đây, ANTV thông tin, trên chợ online về hàng đông lạnh, móng giò được rao bán khá nhiều, đủ loại từ nguyên cả chân giò, móng trước, móng sau, loại chặt sẵn hay cả loại thui vàng ươm... Tuy nhiên, hầu hết số hàng đông lạnh này được đưa về Việt Nam theo con đường nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

ai-thich-an-mon-long-lon-cham-mam-tom-se-phai-rung-minh-khi-doc-thong-tin-nay

Màu trắng của móng giò đông lạnh khác hoàn toàn với thịt lợn cùng bày.

Ngoài móng giò thì nội tạng lợn cũng là một mặt hàng được nhập lậu nhiều nhất. Hầu hết chúng là phế phẩm của nước ngoài được nhập lậu vào nước ta. Khi đến tay người bán, nội tạng được "hô biến" trở lại sạch sẽ, không còn bốc mùi hôi thối nhờ các loại hóa chất cực kì độc hại. Nhờ chiêu qua mắt người tiêu dùng này mà một số tiểu thương đã thu được lợi nhuận lớn.

Ngày 7/4 vừa qua, đội QLTT số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hải Dương đã phối hợp với công an TP Chí Linh (Hải Dương) phát hiện một kho hàng chứa tới hơn 72 tấn nội tạng heo trong đó bao gồm lòng non heo đã qua sơ chế và chưa sơ chế, mũi heo khô không rõ nguồn gốc xuất xứ, đã bốc mùi hôi thối tại khu dân cư thuộc phường Tân Dân, TP Chí Linh.

ai-thich-an-mon-long-lon-cham-mam-tom-se-phai-rung-minh-khi-doc-thong-tin-nay

Lực lượng chức năng kiểm đếm số nội tạng heo phát hiện ở TP Chí Linh, Hải Dương. Ảnh: NLĐ

Ngoài số lượng nội tạng heo đã hư hỏng trên, cơ quan chức năng còn phát hiện một số phụ gia thực phẩm, hóa chất, chất tẩy rửa (muối NaCl, Na2Co3, bột làm mềm thịt, dung dịch oxy già) và một số hàng hóa khác (hạt nêm, túi nilon, băng dính cuộn, dây gai).

Cách đây không lâu chiêu xử lý thịt lợn sữa của các chủ trang trại cũng đã khiến người tiêu dùng rùng mình. Trước khi đưa đến các nhà hàng để tiêu thụ, các chủ trang trại mổ lấy hết nội tạng và rưới lên thịt một lượng dung dịch hóa chất để thịt không thối rữa. Số thịt lợn sữa dù có vận chuyển mấy ngày vẫn có thể sử dụng được.

Tại các nhà hàng, họ tiếp tục tẩm vào thịt một loại hóa chất khử mùi trước khi chế biến. Thịt lợn sữa được quay giòn lại nhanh chóng trở thành đặc sản trong các bàn nhậu, tiệc cưới.

ai-thich-an-mon-long-lon-cham-mam-tom-se-phai-rung-minh-khi-doc-thong-tin-nay

Thịt lợn hôi thối sau khi bảo quản và sơ chế bằng hóa chất sẽ thành đặc sản tươi ngon tại các nhà hàng. Ảnh: An ninh Thủ Đô

Cơ quan quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm đã nhiều lần cảnh báo về những hiểm họa từ việc lạm dụng hóa chất để làm thực phẩm tươi ngon.

Theo quy định, tất cả các lô hàng thịt đông lạnh từ các nước nhập khẩu vào Việt Nam đều được lưu giữ tại khu vực cửa khẩu nhập, sau đó các cơ quan thú y cửa khẩu lấy mẫu 100% lô hàng thịt nhập khẩu để xét nghiệm các chỉ tiêu lý hóa, cảm quan, vi sinh vật gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

Nếu kết quả xét nghiệm bảo đảm yêu cầu mới được phép làm thủ tục nhập khẩu để tiêu thụ nội địa. Nếu sản phẩm kém chất lượng, không đạt yêu cầu thì buộc phải tiêu hủy, tái xuất hoặc chuyển mục đích sử dụng.

Nhưng gần đây, vì lợi nhuận, người kinh doanh vẫn bất chấp sử dụng các loại hóa chất, cũng như mập mờ xuất xứ, không rõ nguồn gốc để bán, xem nhẹ sức khỏe người tiêu dùng.

Theo GiaDinh