Ăn lạc sai cách có thể gây ảnh hưởng tới dạ dày, thiếu cân bằng omega

Lạc là thực phẩm quen thuộc trong bữa cơm hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên trong lạc chứa axit phytic nên việc ăn lạc quá nhiều dễ ảnh hưởng tới dạ dày, tăng cân.

Các loại hạt như hạnh nhân và quả óc chó vốn nổi tiếng là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tim mạch do có hàm lượng chất béo không bão hòa cao. Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy rằng lạc (đậu phộng) có giá tiền rẻ hơn nhưng cũng có lợi ích tương tự với những loại hạt trên.

Trong lạc giàu protein, chất xơ, một nguồn chất béo lành mạnh có thể giúp giảm mức cholesterol xấu trong cơ thể. Thực phẩm cũng chứa các khoáng chất vi lượng như magiê, folate, đồng, vitamin E và arginine. Lạc giúp ngăn ngừa bệnh tim bằng cách làm giảm mức cholesterol xấu và tăng lượng cholesterol tốt. Chúng cũng có tác dụng ngăn chặn việc hình thành các cục máu đông nhỏ, làm giảm nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn lạc có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 ở phụ nữ. Giúp kiểm soát lượng đường trong máu vì chúng tương đối ít carbohydrate nhưng lại giàu protein, chất béo và chất xơ. Chất xơ làm chậm quá trình tiêu hóa, cho phép giải phóng năng lượng ổn định hơn còn protein thì mất nhiều thời gian để phân giải hơn so với carbohydrate đơn giản. Dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng thực phẩm này lại có thể gây hại nếu như ăn sai cách, quá liều lượng.

an-lac-sai-cach-co-the-gay-anh-huong-toi-da-day-thieu-can-bang-omega

 Ăn lạc sai cách có thể làm ảnh hưởng tới dạ dày, tăng cân, thiếu cân bằng omega 3. Ảnh minh họa

Ức chế hấp thụ dinh dưỡng

Theo Eat this, Not that, lạc chứa một chất thực vật tự nhiên là axit phytic. Chất này cũng có thể tìm thấy trong các loại đậu khác, quả hạch, hạt, các loại dầu. Tuy nhiên, axit phytic hoạt động như một chất chống lại chất dinh dưỡng trong cơ thể. Chúng có thể ức chế cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng như: sắt, kẽm, canxi, mangan và magiê.

Có thể tiêu thụ nhiều muối

Lạc tự nhiên không có nhiều muối nhưng lạc đóng gói có thể chứa nhiều muối. Một khẩu phần lạc rang khô có thể chứa khoảng 150 mg natri, bằng 7% giá trị khuyến nghị hàng ngày. Để hạn chế lượng natri bạn nên chọn mua những loại có natri thấp.

Hiệp hội Tim mạch Mỹ giải thích, lượng natri dư thừa trong máu kéo nước vào các mạch máu. Khối lượng tăng thêm dẫn đến tăng huyết áp, có thể gây thêm gánh nặng cho tim.

Tăng cân

Lạc tốt cho sức khỏe nhưng cũng chứa nhiều calo. Nếu dung nạp quá nhiều khi ăn kiêng có thể phá hỏng kế hoạch giảm cân, dẫn đến tăng cân. 

Ảnh hưởng đến dạ dày

Ăn quá nhiều lạc cùng một lúc có thể dẫn đến khó chịu cho dạ dày. Táo bón, tiêu chảy và đầy hơi là những vấn đề phổ biến. Vì vậy nên ăn lạc với số lượng vừa phải nếu đang gặp các vấn đề liên quan đến dạ dày.

Dị ứng

Dị ứng lạc khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ em. Một lượng nhỏ có thể gây ra phản ứng ở một số người, dẫn đến một loạt triệu chứng: chảy nước mũi, ngứa ran trong cổ họng và miệng, vấn đề về da, khó thở, vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa hoặc buồn nôn.

Trong một phản ứng dị ứng nghiêm trọng, có thể dẫn đến sốc phản vệ. Các triệu chứng phản vệ có thể bao gồm: co thắt đường thở hoặc cổ họng; giảm huyết áp nghiêm trọng; mạch nhanh; chóng mặt; mất ý thức...

Thiếu cân bằng omega

Lạc chứa nhiều axit béo omega-6 với 4.361 mg mỗi 28,3 g lạc. Omega-6 là một axit béo không bão hòa đa thiết yếu được sử dụng chủ yếu để sản xuất năng lượng trong cơ thể. Tuy nhiên, omega-6 và omega-3 phải hoạt động kết hợp, cân bằng để có lợi cho sức khỏe nhưng ạc thiếu axit béo omega-3.

Chế độ ăn uống mất cân bằng lượng axit béo omega-6 đến omega-3 cao có thể làm tăng tình trạng viêm. Điều này có thể góp phần gây ra bệnh béo phì, bệnh tim, viêm khớp, các vấn đề sức khỏe mạn tính khác.

Kết quả của một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nutrients báo cáo rằng, tỷ lệ omega-6 trên omega-3 đóng một vai trò quan trọng trong bệnh béo phì. Lạc là một món ăn nhẹ lành mạnh đảm bảo bổ sung các loại thực phẩm khác có chứa omega-3 trong chế độ ăn hàng ngày để cân bằng chất béo.

Theo VietQ