Bất ngờ công dụng của quả đậu bắp với sức khỏe, 4 nhóm người này được khuyến cáo không nên ăn

Trong đậu bắp còn có nhiều vi chất khác như oxalate, solanine, fructan... nếu không hiểu rõ tác dụng, sử dụng không đúng có thể gây hại cho sức khỏe.

Đậu bắp là cây có nguồn gốc ở Ấn Độ, được trồng nhiều nơi trong nước ta. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, hiếm có loại thực phẩm nào đặc biệt như đậu bắp. Nó vừa là quả, vừa là rau, khi ăn có vị ngọt bùi, giòn tan rất thú vị.

bat-ngo-cong-dung-cua-qua-dau-bap-voi-suc-khoe-4-nhom-nguoi-nay-duoc-khuyen-cao-khong-nen-an

Ảnh minh hoạ

 

Theo Đông y, đậu bắp có tính vị chua, dịu, mát có tác dụng giảm đau và làm dịu trong các bệnh như lậu, bí tiểu tiện, bạch đới, táo bón. Ăn đậu bắp thường xuyên có thể giúp tiêu hóa tốt và tăng cường sức đề kháng.

Theo y học hiện đại, đậu bắp rất giàu vitamin C và chất xơ hòa tan, đồng thời chất nhầy bên trong đậu bắp chứa một lượng lớn các chất arabinan, galactan, rhamnose, protein… giúp tăng cường tiêu hóa, chữa viêm dạ dày, loét dạ dày, sau khi ăn vào có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Chất nhầy trong đậu bắp được cho rằng có thể giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, hỗ trợ làm lành các vết viêm loét, chính vì thế từ lâu nó đã trở thành món ăn yêu thích của nhiều gia đình.

Mặc dù đậu bắp có nhiều công dụng, tuy nhiên đậu bắp luôn tiềm ẩn tác dụng phụ, khi ăn cần lưu ý:

bat-ngo-cong-dung-cua-qua-dau-bap-voi-suc-khoe-4-nhom-nguoi-nay-duoc-khuyen-cao-khong-nen-an

Ảnh minh hoạ

 

Tăng nguy cơ bệnh sỏi thận

Theo một số nghiên cứu, quả đậu bắp có chứa hàm lượng oxalate khá cao, đây là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị mắc phải chứng bệnh sỏi thận dạng calcium oxalate. Đặc biệt, những bệnh nhân từng bị sỏi thận không nên sử dụng các thực phẩm chứa nhiều oxalate để phòng tăng nguy cơ tái phát bệnh sỏi thận.

Không dùng cho người bị đông máu

Đậu bắp giúp cơ thể cải thiện cholesterol có trong máu. Nhưng đối với một số trường hợp đặc biệt đang dùng thuốc chống đông máu thì không nên dùng đậu bắp.

Trong đậu bắp có chứa nhiều vitamin K có tác dụng tốt cho việc ngăn ngừa loãng xương nhưng chính vitamin K lại là một trong những nguyên nhân gây tăng khả năng tạo thành huyết khối (đông máu). Bởi vậy các bệnh nhân đang sử dụng thuốc chống đông máu. Những ai có triệu chứng bị đông máu thì không nên sử dụng đậu bắp sẽ rất nguy hiểm.

Người bị viêm khớp

Trong đậu bắp chứa solanine, đây là hoạt chất không tốt đối với bệnh viêm khớp. Đối với một số nhỏ bệnh nhân bị viêm khớp, solanine sẽ làm cho bệnh tình ngày một nặng hơn. Dù vậy, không phải ai cũng mẫn cảm với solanine có trong đậu bắp. Cần theo dõi, nếu bạn ăn 1 đến 2 lần thấy có dấu hiệu viêm khớp bị nặng hơn thì tốt nhất nên chuyển sang các loại thực phẩm khác.

Người bị tiêu chảy

Nếu bạn ăn đậu bắp và bị tiêu chảy, ngoài việc nghi ngờ về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, cần nghi ngờ thêm một lý do nữa đó là nguyên nhân từ chính thành phần của đậu bắp. Đậu bắp có nhiều chất xơ và các loại khoáng chất giúp cho cơ thể không bị táo bón, lợi tiểu nhưng lại dễ khiến bạn bị tiêu chảy.

Cách lựa chọn và chế biến đúng cách

Để có được những lợi ích tốt từ đậu bắp, khi mua đậu bắp tươi, nên chọn quả không quá mềm, không có vết thâm bên ngoài vỏ, không dài quá 8cm và chỉ trữ để dùng trong không quá 3 hoặc 4 ngày.

Nên rửa cả trái trước khi thái thành miếng nhỏ để chế biến, không nên rửa sau khi thái để thành phần dinh dưỡng không bị hao hụt.

Khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải, không nấu, nướng đậu bắp ở nhiệt độ cao, tốt nhất là hấp chín.

Theo GiaDinh