Chỉ cần thêm chút nguyên liệu nấu ăn này, máy ép chậm vừa không tắc bã vừa cho ra hết chất dinh dưỡng của đồ cần ép

Nên cho một chút dầu mè, dầu vừng hoặc dầu óc chó vào ép cùng rau có nhiều xơ, cách này vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp máy vận hành tốt hơn.​

Ưu điểm nổi trội nhất khi bạn sử dụng máy ép chậm để ép trái cây, rau củ là tận dụng tối đa được lượng nước có trong loại quả cần ép, bã kiệt. Nước ép bảo quản không bị tách nước và lượng dưỡng chất cũng như vitamin trong nước ép sẽ được bảo toàn.

Tuy nhiên, khi dùng máy ép chậm cần phải chú ý những điều sau đây:

chi-can-them-chut-nguyen-lieu-nau-an-nay-may-ep-cham-vua-khong-tac-ba-vua-cho-ra-het-chat-dinh-duong-cua-do-can-ep

Ảnh minh họa

- Tuyệt đối không dùng máy ép chậm để ép mía, các loại có hạt như xoài hay quả chanh leo nhằm tránh làm tắc nghẽn máy và giúp kéo dài tuổi thọ của máy.

- Khi dùng để ép rau xanh có nhiều xơ thì nên cho một chút dầu mè, dầu vừng hoặc dầu óc chó vào, vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp bôi trơn trục máy khiến máy không bị cứng, rít và kẹt.

- Nên ép luân phiên các loại nguyên liệu có nhiều hạt nhỏ. Hay những nguyên liệu khó tách hạt như dưa hấu, nho, lựu… cùng với các loại củ quả cứng và khó ép như như táo, cà rốt. Như vậy máy sẽ đẩy bã ra cùng, tránh nghẽn máy.

- Không nên ép các loại quả có tính chất mềm như chuối, bơ, kiwi chín, xoài chín… vì phần thịt quả sẽ bị nghiền nát và khó cuộn xuống phía dưới của trục xoay. Nó sẽ bị ứ đầy và đẩy lên phía trên của trục.

- Không nên ấn, nhét quá nhiều nguyên liệu vào cùng lúc. Như vậy sẽ dễ khiến cho máy bị tắc, nước ép sẽ bị lẫn nhiều bã hơn.

- Không cho đá hoặc trái cây đông lạnh vào Máy ép chậm. Những quả có hạt cứng như ổi thì bỏ hạt trước khi ép.

- Nên uống ngay sau khi ép vì lúc này lượng vitamin & khoáng chất vẫn được bảo tồn cao nhất.

Theo GiaDinh