Gần một triệu xe Mercedes bị triệu hồi do có nguy cơ cháy do lỗi bơm nước làm mát rò rỉ

Thông tin mới nhất được hãng xe Mercedes-Benz đưa ra cuộc triệu hồi lần này là do vấn đề hỏa hoạn xảy ra do lỗi bơm nước làm mát bị rò rỉ.

Cụ thể, khi bị rò rỉ, nước làm mát có thể chảy vào các linh kiện điện, gây đoản mạch, bốc cháy. Các mẫu xe bị ảnh hưởng là GLE, GLS 2021, C-Class 2021, E-Class 2020, S-Class 2019, S-Class 2021, E-Class Coupe Convertible 2021, GLC 2020, CLS 2018 và G-Class 2020. Tất cả đều sử dụng động cơ dầu.

Tập đoàn Daimler đã gửi thông tin cho khoảng 800.000 chủ sở hữu Mercedes bị ảnh hưởng bởi lỗi này và không loại trừ nguy cơ cháy. Daimler xác nhận sự việc, nhưng không thể xác nhận việc 800.000 chiếc xe đều bị ảnh hưởng.

gan-mot-trieu-xe-mercedes-bi-trieu-hoi-do-co-nguy-co-chay-do-loi-bom-nuoc-lam-mat-ro-ri

Hình ảnh mẫu xe GLC cũng nằm cuộc triệu hồi lần này

Mercedes cho biết: "Trong thời gian chờ đợi, tài xế nên lái xe một cách đặc biệt thận trọng và giảm mức sử dụng đến mức tối thiểu".

Hãng cho biết thêm, các bộ phận cần thiết để khắc phục sự cố không có sẵn ngay lập tức vì vậy không thể triệu hồi vào lúc này, nhưng sẽ diễn ra ngay khi linh kiện có sẵn. Mercedes khuyên các chủ sở hữu xe bị ảnh hưởng bởi đợt triệu hồi nên liên hệ ngay với đối tác dịch vụ gần nhất của hãng để được hỗ trợ.

Tại Việt Nam, hầu hết các dòng xe trên đều được bán, nhưng là bản xăng, không phải diesel.

Trước đó, hơn 800.000 xe Mercedes-Benz bị triệu hồi được xác định tiềm ẩn nguy cơ gây cháy nổ trong quá trình vận hành sử dụng loại động cơ diesel (dầu). 

Mercedes-Benz cũng đã công bố danh sách chi tiết số lượng xe liên quan đến lỗi kỹ thuật này bao gồm: C-Class (W205), E-Class (W213d, W238), S-Class (W222, W223), CLS (W257), GLE/GLS (X167, X257), GLC (X253) và G-Class (XX463). Các mẫu xe bị triệu hồi kể trên có thời gian sản xuất trong khoảng thời gian từ tháng 1/2017 đến tháng 10/2021. 

Cụ thể, nguyên nhân của đợt triệu hồi lớn lần này được hãng xác định do bơm nước làm mát trên các xe bị lỗi được điều áp bằng chân không có thể bị rò rỉ giữa hệ thống chân không và mạch điện.

Trong một số trường hợp, hiện tượng này khiến nước làm mát chảy vào hệ thống chân không gây hỏng nhiều thành phần, đặc biệt là các linh kiện điện. Trong tình huống xấu, các linh kiện này có thể bị đoản mạch, quá nhiệt và dẫn tới bốc cháy.

Theo VietQ