Hà Tĩnh thiệt hại ra sao sau trận lũ lịch sử vừa qua?

Trận lụt từ ngày 18 - 21/10 tại Hà Tĩnh vừa qua được đánh giá là lớn nhất trong suốt hàng chục năm qua, khiến cho địa phương tỉnh này chịu thiệt hại nặng nề.

Sáng nay 24/10, tại trụ sở UBND tỉnh Hà Tĩnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Tĩnh tổ chức họp báo để thông tin một số nội dung liên quan đến tình hình thiên tai, công tác ứng phó với mưa lũ diễn ra từ ngày 18 đến 21/10 và phương án ứng phó với diễn biến cơn bão số 8.

ha-tinh-thiet-hai-ra-sao-sau-tran-lu-lich-su-vua-qua

Hà Tĩnh tổ chức họp báo để thông tin một số nội dung liên quan đến tình hình thiên tai.

Theo báo cáo, trong đợt lụt vừa qua  tại Hà Tĩnh, thời điểm cao nhất (ngày 20/10) có 118 xã, phường, thị trấn (42.456 hộ/151.288 người) của 11 huyện, thành phố bị ngập lụt lũ.  Toàn tỉnh đã tổ chức sơ tán được 18.771 hộ/ 59.268 người.

Trước tình hình lũ lụt diễn biến phức tạp,  UBND tỉnh đã huy động 16.068 thùng mì tôm, 20.343 két nước uống, 20 tấn gạo, 600 thùng lương khô cho nhân dân; 500 rọ thép, 3.000 bao tải và 5.000m 2 vải lọc để xử lý sự cố công trình kè Cẩm Nhượng.

8 tấn Poly aluminium chloride; 500kg Cloramine B để xử lý nước sạch. Tỉnh đã phân bổ 11 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục mưa lũ. Các loại thuốc chữa bệnh, tiêu độc khử trùng, xử lý nước uống được cung cấp kịp thời cho nhân dân.

ha-tinh-thiet-hai-ra-sao-sau-tran-lu-lich-su-vua-qua

Trận lũ lịch sử cuốn trôi nhiều tài sản của người dân.

Trong đợt lũ lụt vừa qua, tại Hà Tĩnh có 6 người tử vong,  42.456 hộ/151.288 5 người bị ảnh hưởng; tài sản của nhân dân tại các xã bị ngập sâu: nhà cửa, các đồ dùng gia đình, vật dụng, lương thực, gia súc, gia cầm thiệt hại rất lớn.

Hơn  132 ha lúa mùa, nhiều diện tích cây ăn quả và hoa màu; 2.317ha diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập và thiệt hại; nhiều công trình giao thông bị hư hỏng nặng;  Kết cấu hạ tầng các tuyến đường giao thông, điện, trường học, trạm xá, thông tin liên lạc, hệ thống công trình hồ đập thủy lợi... bị thiệt hại nghiêm trọng, nhiều tuyến giao thông bị cắt đứt, hiện tại chưa thể thống kê chính thức được; thiệt hại là rất lớn, cần có sự trợ giúp của Trung ương, các bộ, ngành, đồng bào cả nước, các tổ chức quốc tế, cùng với sự nỗ lực của Đảng bộ và toàn thể nhân dân Hà Tĩnh thì mới có thể khắc phục được trong thời gian dài.

ha-tinh-thiet-hai-ra-sao-sau-tran-lu-lich-su-vua-qua

Lực lượng chức năng Hà Tĩnh hỗ trợ người dân trong đợt lũ.

Tính đến 17h ngày 23/10/2020, Hà Tĩnh vẫn còn 106 trường nghỉ học, số học sinh nghỉ học 38.600 em. Các trường học nước đã rút ra khỏi phòng học còn hơn 10 trường nước đang còn ở sân trường, giáo viên và học sinh cùng với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể đang tổ chức dọn dẹp để các em đến trường.

Để sớm ổn định cuộc sống của người dân,  Hà Tĩnh tiếp tục triển khai các biện pháp ứng cứu và khắc phục hậu quả mưa, lũ; thăm hỏi động viên các gia đình bị thiệt hại, tổ chức mai táng chu đáo những người chết; cứu trợ kịp thời lương thực, thực phẩm, nước sạch sinh hoạt, nhu yếu phẩm, không để người dân bị đói, rét; xử lý vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh; đảm bảo cho nhân dân trú ngụ an toàn nơi sơ tán khi bão đổ bộ vào.

Ứng phó với bão số 8

Theo dự báo từ Trung tâm Khí tượng Thủy văn, vào 13h ngày (23/10), vị trí tâm bão ở khoảng 17,8 độ Vĩ Bắc; 114,7 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 280km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15.

Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 260km tính từ tâm bão; bán kính gió mạnh từ cấp 10, giật từ cấp 12 trở lên khoảng 160km tính từ tâm bão.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10-15km.

Đến 13 giờ ngày 24/10, vị trí tâm bão ở khoảng 17,7 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 100km về phía Nam Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11 (100-115km/giờ), giật cấp 14.

Từ đêm 24/10 đến sáng 26/10, ở các tỉnh từ Nghệ An đến Thừa Thiên Huế có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50-150mm/đợt.

Tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh theo dõi chặt chẽ diển biến của bão số 8, sử dụng tối đa trang thiết bị đã có khai thác dự báo của các Đài khí tượng thủy văn Quốc tế để kịp thời đưa ra nhận định có tính chính xác cao nhất, nhất là các hình thái thời tiết cực đoan để cung cấp cho UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh, Đài phát tranh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Tĩnh và các địa phương biết để kịp thời chỉ đạo nhân dân chủ động phòng, tránh có hiệu quả, nhất là các địa phương đang hứng chịu thiệt hại nặng nề do mưa lũ vừa qua.

Theo GiaDinh