Khám phá những món ngon không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Tết Đoan Ngọ ngày 5/5, là một ngày Tết truyền thống có tại Trung Quốc cũng như một số nước Đông Á. Vào ngày này, không thể thiếu được những món ăn mang đặc trưng truyền thống sau.

Ngày Tết Đoan Ngọ, ai cũng mong muốn bình an, bởi vậy ngoài việc giữ gìn nếp truyền thống thì nhiều gia đình có nhiều tục lệ khác nhau để tăng vận khí cho gia đình mình. Trong ngày Tết Đoan Ngọ, không thể thiếu những món ăn sau. 

Cơm rượu nếp (hay cái rượu)

Khám phá những món ngon không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Cơm rượu nếp là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Với ý nghĩa giết sâu bọ, cơm rượu nếp là món ăn không thể thiểu trong buổi sáng ngày Tết Đoan Ngọ. Bởi theo quan niệm vị nồng cay của rượu nếp sẽ khiến các loại kí sinh trong cơ thể bị tiêu diệt. Rượu nếp có hương thơm và vị ngọt tự nhiên mà bạn không cần phải dùng đến đường.

Ở mỗi vùng miền cách ủ cơm rượu lại khác nhau. Nếu như cơm rượu nếp của người miền Bắc để các hạt tơi, thì ở miền Trung cơm rượu lại được ép thành khối còn miền Nam thì được viên tròn. Tuỳ theo khẩu vị của từng nhà bạn có thể thử nghiệm từng cách làm riêng để cả nhà đều thấy thích.

Rượu nếp kiểu Huế là loại thức uống giải khát thông dụng của người dân nơi đây. Viên cơm nếp lên men vừa tới, mùi men nhẹ chưa quá gắt pha cùng đá sẽ xua tan đi cơn khát cực nhanh. Nước rượu nếp bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh để tránh lên men rượu nhiều. Khi uống cho thêm đá vào cốc, ăn cả cơm rượu nếp và nước sẽ rất ngon.

Bánh tro (hay bánh gio)

Khám phá những món ngon không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Việt Nam

Bánh tro là món ăn truyền thống trong dịp Tết Đoan Ngọ ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ Việt Nam và một số nơi của Miền Bắc. Bánh tro có nhiều tên và hình dáng khác nhau như bánh ú, bánh tro (gio), bánh âm và có vài biến thể khác nhau theo điệu phương.

Bánh tro (gio) được bán nhiều nhất trong ngày Tết Đoan Ngọ bởi người ta luôn tin rằng khi ăn bánh tro, cũng như hoa quả và rượu nếp vào ngày này, bệnh tật trong người sẽ tiêu tan hết.

Ông cha ta từ xưa quan niệm, tháng 5 âm lịch là lúc "độc trời" nhất trong năm, vì mùa hè oi bức, dễ sinh bệnh dịch, cho nên các món ăn chế biến cần có sự hấp thụ các đặc tính của cây cỏ, tác dụng là cho dễ tiêu, giải nhiệt.

Chiếc bánh nhỏ xíu, thuôn dài hoặc hình chóp tam giác (tùy nơi gói) trông thế thôi nhưng không phải dễ làm. Bánh tro có cả loại có nhân (nhân ngọt hoặc nhân mặn) và không nhân.

Người ta phải rất tỉ mỉ, kỹ càng từ khâu chọn loại nếp đều hạt, thơm, đến cách gạn nước tro được đốt từ những cây rơm nếp vàng óng, đã được rửa sạch và gói, luộc, rồi cuối cùng mới có thứ bánh thơm nồng cho mọi người thưởng thức.

Vị thanh mát của bánh tro hòa quyện với vị ngọt ngào của đường mật khiến bất kỳ ai ăn một lần cũng phải luyến lưu thứ bánh giản dị mà dân dã này.

Hoa quả

Khám phá những món ngon không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ

Hoa quả cũng là vật phẩm không thể thiếu trong ngày tết Đoan Ngọ 

Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp thì hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếu để người Việt thắp hương và thưởng thức.

Cùng với bánh tro, cơm rượu nếp thì hoa quả đúng mùa là vật phẩm không thể thiếu để người Việt thắp hương và thưởng thức trong Tết "giết sâu bọ".

Hoa quả được chọn để cúng và ăn trong ngày Tết Đoan Ngọ chủ yếu là các loại quả mùa hè, tươi ngon và có vị chua chua, thơm nức. Đó là những trái mận, đào, vải, chôm chôm, xoài, dưa hấu,… Đặc biệt là mận, vải. Nếu thiếu đi những thứ hoa quả này thì Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó.

Theo vietq