Khi "chị đại, anh hai" thông chốt kiểm dịch với lý do khó đỡ và cái kết đắng

Trong lúc nhiều tỉnh thành thực hiện giãn cách, vô số hình ảnh, clip ghi lại hình ảnh không đẹp của một số trường hợp vi phạm chỉ thị, chống đối được đăng tải lên mạng xã hội.

Giằng co, la hét om sòm để qua chốt phong tỏa bất thành, người phụ nữ "nằm vạ"

khi-chi-dai-anh-hai-thong-chot-kiem-dich-voi-ly-do-kho-do-va-cai-ket-dang

Ảnh cắt từ clip

Mới đây, cảnh "giằng co" giữa dân quân tự vệ và một phụ nữ đi xe đạp cố tình đòi qua khu vực chốt cách ly đã khiến người xem bất bình.

Đoạn clip cho thấy, dù có tấm chắn ghi rất to và rõ ràng "Khu vực cách ly, cấm không đi lối này", người phụ nữ vẫn cố tình dắt xe qua chốt. Phát hiện, một anh dân quân tự vệ trực chốt cố ngăn lại. Người này liên tục la lối om sòm. Anh dân quân cố giữ lấy yên sau xe đạp để người phụ nữ không qua khu vực cách ly.

Được biết, sự việc diễn ra tại huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa. Hiện chưa rõ người phụ nữ sẽ bị xử lý như thế nào nhưng màn giằng qua kéo lại giữa anh dân quân và người phụ nữ đã khiến dân tình bức xúc.

Nhiều người không hài lòng trước hành vi cố tình vi phạm của người phụ nữ. Những ngày qua, các dân quân, công an, quân đội... làm việc vất vả ngày đêm, không có thời gian ngơi nghỉ, những trường hợp như thế này càng khiến các anh thêm mệt mỏi, áp lực hơn.

Từ chối khai báo ở chốt kiểm dịch, người đàn ông vỗ đầu công an

khi-chi-dai-anh-hai-thong-chot-kiem-dich-voi-ly-do-kho-do-va-cai-ket-dang

Không đeo khẩu trang, từ chối khai báo y tế, người đàn ông liên tục văng tục chửi bới công an

Ngày hôm qua (6/9), một đoạn clip ghi lại cảnh người đàn ông có biểu hiện say xỉn, thái độ hống hách trước công an. Theo chia sẻ của người đăng tải, đối tượng điều khiển xe máy không đeo khẩu trang, kiên quyết từ chối khai báo y tế tại chốt kiểm dịch.

Khi bị lực lượng chức năng giữ lại nhắc nhở, mời xuống xe làm việc thì người vi phạm lớn tiếng quát: "Ông đang trấn áp tôi, ông trấn áp người dân".

2 chiến sĩ công an vẫn cố gắng giữ bình tĩnh giải thích: "Sao anh phải nói to thế? Chúng tôi chỉ đang yêu cầu".

Không nghe hết, đối tượng đã chỉ tay thẳng về mặt cán bộ trực chốt, mồm liên tục chửi bậy, nói những từ ngữ thiếu văn hoá. Đỉnh điểm người đàn ông còn có hành động… vỗ đầu công an đầy thách thức: "Tôi không sai gì cả".

Cái kết cuối cùng không ngoài dự đoán của nhiều người, đối tượng sau đó đã bị lực lượng chức năng cưỡng chế để xử lý theo pháp luật.

Tự xưng là giảng viên đại học, người đàn ông chửi bới, lăng mạ cán bộ trực chốt

khi-chi-dai-anh-hai-thong-chot-kiem-dich-voi-ly-do-kho-do-va-cai-ket-dang

Người đàn ông "làm loạn" chốt kiểm dịch, tự nhận là giảng viên đại học.

Tối ngày 5/9, mạng xã hội xôn xao đoạn clip một người đàn ông làm loạn chốt kiểm dịch bằng lời lẽ vô cùng thiếu văn hoá khiến dân mạng "đứng hình".

Được biết sự việc xảy ra vào khoảng 16 giờ chiều cùng ngày tại chốt phòng dịch COVID Cầu Dền, Trần Cung, Hà Nội. Người đàn ông đã chửi bới ầm ĩ, lấy tay vẫy công an với giọng điệu "chợ búa":

"Thằng này ra đây tao bảo. Tao nói với mày nhá chúng mày đang làm những việc nguy hiểm. Còn tao không cần gây sự với chúng mày làm gì cả".

Trước thái độ hung hãn của đối tượng, công an cố gắng giữ bình tĩnh: "Chúng tôi vẫn đang tôn trọng anh".

Đỉnh điểm người đàn ông đã tự nhận mình là giảng viên của một trường đại học tại Hà Nội.

Vừa nói đối tượng vừa xông đến chỗ người quay clip tỏ thái độ thách thức, liên tục chửi bới, doạ nạt. Thái độ một hồi lâu, người đàn ông "tiện tay" tháo luôn chiếc khẩu trang đang đeo, thản nhiên hỏi công an: "Thế bây giờ mày định bắt tao à?"

Cán bộ trực chốt đanh thép nói: "Chúng tôi không định bắt anh nhưng mời anh đeo khẩu trang lên đã". Trước thái độ cứng rắn đó, đối tượng cuối cùng cũng chịu đeo lại khẩu trang.

Hành vi không chấp hành quy định phòng, chống dịch COVID-19, chống người thi hành công vụ sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 3, Nghị định số 208/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ, người thi hành công vụ được hiểu bao gồm những người sau: Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ lực lượng vũ trang nhân dân được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và được pháp luật bảo vệ nhằm phục vụ lợi ích của Nhà nước, nhân dân và xã hội.

Khoản 2, Điều 3, Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ, hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.

Tại khoản 3, Điều 5, Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm đối với tổ chức, cá nhân: Không chấp hành các quy định của pháp luật; không chấp hành sự điều hành, hướng dẫn, yêu cầu của người thi hành công vụ; chống đối hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ; lợi dụng quyền tự do, dân chủ, tín ngưỡng, tôn giáo để lôi kéo, xúi giục, kích động người khác chống người thi hành công vụ; xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người thi hành công vụ; xâm hại tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của lực lượng thi hành công vụ; các hành vi khác nhằm chống người thi hành công vụ.

Theo đó, đối với người không chấp hành quy định phòng, chống dịch COVID-19 và có hành vi chống người thi hành công vụ, tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc xử lý trách nhiệm hình sự, cụ thể:

1. Quy định xử phạt vi phạm hành chính

Nếu người vi phạm có các hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ trong thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19 như: có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm hoặc có hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ, hành vi chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, thì bị xử phạt hành chính theo Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự an toàn xã hội.

Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi môi giới, tiếp tay, chỉ dẫn cho cá nhân, tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

b) Có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ;

c) xúi giục, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;

b) Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

c) Đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác cho người thi hành công vụ để trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu số tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác đối với hành vi quy định tại điểm c Khoản 3 Điều này.

2. Quy định về xử lý hình sự

Nếu người vi phạm có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ trong thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh COVID-19, hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành "Tội chống người thi hành công vụ", thì người vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Người vi phạm có thể bị xử phạt hình phạt tù cao nhất đến 07 năm tù.

Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;

d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;

đ) Tái phạm nguy hiểm

Theo GiaDinh