Không phải viết chữ, không phải biết đọc, suốt cả cấp 1 cha mẹ cần chú trọng dạy con điều này để yên tâm về sau

Bước qua thời tiểu học, con đã bắt đầu hình thành nhân cách nền tảng. Vì thế, thay vì chạy theo các lớp học đọc, học viết và miệt mài bên các lớp học thêm, cha mẹ hãy nâng cao phẩm chất nội lực cho con mình.

Để hun đúc sự tự tin, tự chủ, độc lập và phẩm chất tốt đẹp cho trẻ, cha mẹ nhất định phải nhớ những điều này.

1. Nói lời yêu thương

Điều này dường như là hiển nhiên, nhưng có thể là điều quan trọng nhất mà bạn dành cho trẻ. Trẻ cần cảm nhận được rằng chúng được chấp nhận, được yêu thương từ gia đình và mở rộng ra tới các nhóm như bạn bè, bạn học, nhóm chơi thể thao, cộng đồng xã hội. Hãy thường ôm trẻ và nói với trẻ là bạn yêu trẻ. Tình yêu vô điều kiện sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự tự tin.

2. Động viên kịp thời

Không ai thành công với mọi thứ trong suốt cả đời. Sẽ có những lúc khó khăn, thất bại, gặp phải những chỉ trích và đau đớn. Hãy xem chúng như những bài học kinh nghiệm hơn là thất bại và thất vọng. Hãy dạy trẻ cách cố gắng và đứng dậy, hơn là dừng lại. Trẻ sẽ dần hiểu ra rằng khó khăn là một phần bình thường của cuộc sống và có thể kiểm soát được. 

khong-phai-viet-chu-khong-phai-biet-doc-suot-ca-cap-1-cha-me-can-chu-trong-day-con-dieu-nay-de-yen-tam-ve-sau

Ảnh minh họa.

3. Độc lập và dũng cảm

Những năm tiểu học là khoảng thời gian phát triển nhanh chóng tính độc lập của trẻ em. Khi bước vào những năm trung học cơ sở, nhiều trẻ bắt đầu dành thời gian ở nhà một mình, tự đi bộ đến trường và giúp đỡ các em nhỏ. Điều quan trọng là bạn phải cho phép con mình ngày càng phát triển độc lập hơn, để trẻ tự tìm cách nói chuyện với giáo viên về bất kỳ vấn đề nào, sắp xếp các bài tập về nhà, v.v.

Can thiệp quá nhiều vào đời sống làm suy yếu khả năng tự làm của trẻ và tác động tiêu cực đến lòng tự trọng. Nó cũng cướp đi quyền tự chủ của trẻ. 

Những đứa trẻ tự tin sẵn sàng trải nghiệm những thứ mới mẻ mà không có cảm giác sợ thất bại. Nếu trẻ còn nhỏ, bạn cần phải giám sát cẩn thận. Hãy đặt ra những tình huống đảm bảo an toàn mà trẻ có thể tự mình làm. Ví như bày cách làm bánh và để trẻ tự làm mà không can thiệp gì. Như thế, trẻ sẽ ngày càng tự tin và có ý thức trách nhiệm cao hơn với công việc của mình.

4. Trao sự tự trọng và yêu cầu sự tôn trọng

Khi con bạn làm điều gì đó khiến bạn phát điên hoặc có những hành vi sai trái, bạn có thể sẽ bị kích thích hoặc thậm chí tức giận. Trải qua những cảm giác này là hoàn toàn bình thường, nhưng đừng tham gia vào việc làm con bạn xấu hổ.

Thay vào đó, hãy nói chuyện với con bạn với thái độ tôn trọng. Đừng la hét. Lấy cảm xúc ra khỏi kỷ luật của bạn và nói với con bạn bằng một giọng điệu dễ chịu và thân thiện.

5. Trao quyền tự lựa chọn

Đây được coi là những yếu tố cốt lõi của phương pháp giáo dục Montessori. Ví dụ: Giáo viên hoặc cha mẹ sẽ quyết định chủ đề học tập của ngày hôm nay là về Chủ đề lịch sử.

Con của tôi là một người rất thích học toán nên cậu bé đã lựa chọn tìm hiểu về nguồn gốc của Toán học. Việc cho con tự do lựa chọn trong khuôn khổ sẽ cho bé biết cảm nhận được sự tôn trọng cũng như tìm thấy niềm yêu thích trong công việc.

6. Trao cho con mục tiêu vừa sức

Chịu trách nhiệm làm những công việc phù hợp với lứa tuổi mang lại cho con bạn cảm giác có mục đích và hoàn thành công việc. Ngay cả khi không làm điều gì đó một cách hoàn hảo, hãy cho trẻ biết rằng bạn đánh giá cao nỗ lực của trẻ. Khen ngợi con về tất cả những việc trẻ làm tốt và trấn an bé rằng theo thời gian, con sẽ ngày càng giỏi hơn trong nhiều việc, kể cả việc nhà.

Theo GiaDinh