Nghĩ đơn giản chỉ là bị trĩ và có máu trong phân, người phụ nữ tử vong sau nửa năm điều trị

Mức độ ác tính của khối u này nguy hiểm hơn rất nhiều so với ung thư trực tràng.

Theo trang QQ, bà Li (50 tuổi) ở Trung Quốc gần đây khi đi đại tiện phát hiện ra có máu trong phân, triệu chứng này có khoảng 6 tháng trước nhưng bà chủ quan bỏ qua. Bà luôn nghĩ rằng đó là bệnh trĩ và tình trạng ngày càng nghiêm trọng nên đã đến bệnh viện kiểm tra.

Tại bệnh viện, bác sĩ phát hiện ra ngoài máu trong phân, bà Li còn bị ngứa hậu môn và những chấm nhỏ như nốt ruồi màu đen xung quanh. Điều này rất bất thường nên bác sĩ đã cho bà sinh thiết. Kết quả cho thấy đây không phải là ung thư trực tràng mà là một khối u ác tính ở hậu môn có mức độ nguy hiểm hơn rất nhiều.

nghi-don-gian-chi-la-bi-tri-va-co-mau-trong-phan-nguoi-phu-nu-tu-vong-sau-nua-nam-dieu-tri

Ảnh: Medicalnewstoday

Sau khi có được những chẩn đoán và được điều trị về u ác tính hậu môn trực tràng, tình hình của bà Li chuyển biến xấu đi rất nhiều, sau nửa năm bà đã tử vong.

Khối u ác tính hậu môn trực tràng là gì?

Khối u ác tính bắt nguồn từ sự thay đổi ác tính của khối u. Melanocytes (tế bào hắc sắc tố sản sinh ra Melanin) hoặc tế bào mẹ có nguồn gốc từ các tế bào mào thần kinh, di chuyển đến da, mắt, bề mặt niêm mạc và hệ thống thần kinh trong quá trình phát triển phôi.

U ác tính hậu môn trực tràng là bệnh tương đối hiếm chiếm 0,3 - 3% toàn bộ khối u ác tính, chiếm 1 - 3% khối u xảy ra ở ống hậu môn và trực tràng, xảy ra ở người lớn trong độ tuổi từ 50 đến 60.

nghi-don-gian-chi-la-bi-tri-va-co-mau-trong-phan-nguoi-phu-nu-tu-vong-sau-nua-nam-dieu-tri

Ảnh: Crhsystem

Khối u ác tính rất dễ di căn và xâm lấn các cơ quan khác. Tỷ lệ những bệnh nhân sống trên 5 năm chỉ chiếm khoảng 20%.

Biểu hiện lâm sàng của u ác tính hậu môn trực tràng

Hầu hết bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng rõ ràng, hoặc thiếu các triệu chứng lâm sàng cụ thể. Các triệu chứng phổ biến nhất là có máu trong phân, ngứa và đau rát quanh hậu môn. Đôi khi rất khó để chẩn đoán phân biệt với bệnh trĩ nên rất dễ chẩn đoán sai. Có đến 30% các khối u ác tính không có sắc tố nên việc chẩn đoán gặp không ít khó khăn.

nghi-don-gian-chi-la-bi-tri-va-co-mau-trong-phan-nguoi-phu-nu-tu-vong-sau-nua-nam-dieu-tri

Các triệu chứng phổ biến nhất là có máu trong phân, ngứa và đau rát quanh hậu môn.

Các phương pháp xét nghiệm cần thiết sau khi chẩn đoán

Nếu nghi ngờ u ác tính, cần phải sinh thiết để xác định chẩn đoán.

- Nội soi đại tràng cũng được yêu cầu để xác định xem có khối u ác tính trong ruột.

- Chụp cộng hưởng MRI vùng chậu và nội soi siêu âm có thể giúp xác định mức độ xâm lấn của khối u, liệu có di căn hạch bạch huyết khu vực không.

- Chụp CT não, ngực và xương chậu có thể giúp xác định khối u có di căn ở các bộ phận khác.

- Nếu cần thiết thì nên kiểm tra PET / CT toàn thân để xác định xem có di căn xa không.

nghi-don-gian-chi-la-bi-tri-va-co-mau-trong-phan-nguoi-phu-nu-tu-vong-sau-nua-nam-dieu-tri

Nội soi là phương pháp phổ biến để chẩn đoán đúng bệnh. Ảnh: WebMB

U ác tính hậu môn trực tràng có thể được chia thành 3 giai đoạn, 1 là giai đoạn khởi phát, không có di căn hạch, 2 là giai đoạn đã di căn hạch ở hậu môn, 3 là giai đoạn di căn hạch xa ra những cơ quan khác. 20% đến 60% bệnh nhân bị di căn hạch và 7% đến 25% bệnh nhân có di căn xa mới đến gặp bác sĩ.

Điều trị u ác tính hậu môn

Giai đoạn đầu của khối u ác tính chủ yếu được điều trị bằng phẫu thuật. Có 2 loại phẫu thuật, 1 là cắt bỏ khối u cục bộ và giữ lại hậu môn, 2 là phẫu thuật lớn, giống như ung thư trực tràng, hậu môn cần phải được loại bỏ và bệnh nhân cần phẫu thuật cắt bỏ xương, đeo túi thoát vị.

Có rất nhiều tranh cãi về cách điều trị khối u giai đoạn 2. Một số bác sĩ chọn phẫu thuật kết hợp với xạ trị bổ trợ, nhưng cũng có số khác chọn phẫu thuật cùng hóa trị và liệu pháp miễn dịch. Ngoài ra còn có rất nhiều tranh cãi về phạm vi phẫu thuật cắt bỏ như có nên cắt bỏ các hạch bạch huyết cục bộ hay không. Nhìn chung, hiệu quả điều trị không tốt cho bệnh nhân giai đoạn 2.

nghi-don-gian-chi-la-bi-tri-va-co-mau-trong-phan-nguoi-phu-nu-tu-vong-sau-nua-nam-dieu-tri

Ảnh: Nationalpost

Tiên lượng của khối u ác tính giai đoạn 3 là rất kém, với tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 0%, nghĩa là không có bệnh nhân nào có thể sống sót sau 5 năm và hầu hết bệnh nhân chỉ sống thêm được dưới 1 năm. Phẫu thuật không được khuyến cáo cho các khối u giai đoạn 3.

Nhìn chung, mặc dù u ác tính ở hậu môn trực tràng là tương đối hiếm, đôi khi nó có thể xuất hiện. Hầu hết bệnh nhân được tìm thấy ở giai đoạn giữa và cuối, hiệu quả điều trị lúc này là không cao.

Theo Báo GT