Người có đường huyết cao thường xuất hiện 4 dấu hiệu khi thức dậy buổi sáng, dành 1 phút kiểm tra bạn sẽ tránh được nhiều biến chứng tiểu đường

Mỗi buổi sáng ngủ dậy đều xuất hiện 4 biểu hiện bất thường này thì có nghĩa rằng đường huyết của bạn đang tương đối cao, cần tìm cách khắc phục sớm.

Cơ thể chúng ta luôn cần nạp đường để tạo ra nguồn năng lượng cho hoạt động của cơ bắp, não bộ và hệ thần kinh. Tuy nhiên, đường huyết quá cao thì có thể làm tổn thương mạch máu, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như đột quỵ, suy thận, mạch máu não, huyết áp cao... Do đó, lượng đường trong máu cần phải được duy trì ở một mức độ vừa phải thì mới có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chỉ số đường huyết lúc đói nên được đo lần đầu vào buổi sáng, cần nhịn ăn ít nhất 8h trở lên lúc đó bạn chưa ăn hay uống bất kỳ loại thực phẩm nào. Chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng 3,9-6,1mmol/L là bình thường. Nếu nồng độ đo 2 lần đều vượt quá 6,1mmol/L thì được gọi là tăng đường huyết.

nguoi-co-duong-huyet-cao-thuong-xuat-hien-4-dau-hieu-khi-thuc-day-buoi-sang-danh-1-phut-kiem-tra-ban-se-tranh-duoc-nhieu-bien-chung-tieu-duong

Buổi sáng là thời điểm kiểm tra đường huyết chính xác nhất. Do đó, mỗi buổi sáng ngủ dậy đều xuất hiện 4 biểu hiện bất thường này thì có nghĩa rằng đường huyết của bạn đang tương đối cao, cần tìm cách khắc phục sớm.

Buổi sáng có 4 biểu hiện này cho thấy lượng đường trong máu rất cao

1. Ngủ dậy thấy hôi miệng, khô miệng nghiêm trọng

Sau một đêm ngủ dài, đương nhiên khi chúng ta thức dậy sẽ có phản ứng khát nước và miệng cũng không thơm tho. Tuy nhiên, sau khi đánh răng và uống nước, bạn vẫn cảm thấy triệu chứng hôi miệng, khô miệng chưa kết thúc thì hãy cảnh giác đó là dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể sẽ không sản xuất đủ insulin. Điều đó sẽ khiến các tế bào không nhận đủ lượng glucose cần thiết để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Để khắc phục, cơ thể buộc phải đốt cháy chất béo, tạo năng lượng để các cơ quan có thể tiếp tục hoạt động. Quá trình đốt cháy chất béo dự trữ trong tế bào tạo ra xeton, từ đó gây ra mùi hôi miệng.

nguoi-co-duong-huyet-cao-thuong-xuat-hien-4-dau-hieu-khi-thuc-day-buoi-sang-danh-1-phut-kiem-tra-ban-se-tranh-duoc-nhieu-bien-chung-tieu-duong

Ngoài hôi miệng, người có đường huyết cao cũng thường cảm thấy khô miệng, do khi lượng đường trong máu tăng liên tục sẽ kích thích lợi tiểu, thúc đẩy nhanh tốc độ mất nước và dễ gây khô miệng.

2. Thức dậy thấy da bị ngứa

Khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể bị mất nước và giảm tưới máu nuôi dưỡng da. Cộng thêm các dây thần kinh bị tổn thương... điều đó khiến cho quá trình bài tiết mồ hôi ở da bị rối loạn, gây khô da và thường có cảm giác ngứa ngáy vào buổi sáng.

3. Giảm thị lực buổi sáng

Buổi sáng ngủ dậy bạn thấy mờ mắt, giảm thị lực không rõ nguyên nhân thì cần theo dõi đường huyết để loại trừ khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Người có lượng đường trong máu cao dễ đối mặt với biến chứng xơ cứng mạch máu, tắc nghẽn mạch máu, có thể gây thiếu máu cục bộ võng mạc, thoái hóa, mờ mắt.

nguoi-co-duong-huyet-cao-thuong-xuat-hien-4-dau-hieu-khi-thuc-day-buoi-sang-danh-1-phut-kiem-tra-ban-se-tranh-duoc-nhieu-bien-chung-tieu-duong

Ở giai đoạn đầu chỉ biểu hiện là nhìn mờ vào buổi sáng, có thể giảm hoặc mất hẳn triệu chứng này vào buổi chiều. Nhưng nếu không kịp thời can thiệp, tiểu đường có thể khiến thị lực giảm sút rõ rệt, thậm chí là gây mù lòa.

4. Tay chân lạnh, tê bì

Khi lượng đường trong máu quá cao trong thời gian dài, dễ khiến máu lưu thông kém, chuyển hóa tế bào bị chậm lại, giảm sinh nhiệt. Do đó, tay chân sẽ dễ bị lạnh.

Ngoài ra, tình trạng tăng đường huyết kéo dài cũng có thể làm tổn thương dây thần kinh và dễ dẫn đến bệnh lý thần kinh ngoại biên, dây thần kinh bị tổn thương cũng khiến tay chân tê bì, vô cùng khó chịu.

Người có đường huyết cao cần kiên trì thực hiện 2 việc này mỗi ngày

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có sức ảnh hưởng rất lớn đối với những bệnh nhân có lượng đường trong máu cao. Người tiểu đường nên ăn ít muối, ít đường, ít chất béo...

Có thể tăng cường bổ sung một số món như:

- Mướp đắng rất giàu vitamin và chất xơ, có tác dụng làm chậm quá trình hấp thụ đường trong thức ăn, đồng thời tăng chuyển hóa và sử dụng đường. Theo các nghiên cứu liên quan, cấu trúc hóa học của dịch chiết từ mướp đắng tương tự như insulin, có chức năng hạ đường huyết. Vì vậy, so với các loại thực phẩm khác, tác dụng hạ đường huyết của mướp đắng là rất lớn.

nguoi-co-duong-huyet-cao-thuong-xuat-hien-4-dau-hieu-khi-thuc-day-buoi-sang-danh-1-phut-kiem-tra-ban-se-tranh-duoc-nhieu-bien-chung-tieu-duong

- Hành tây cũng là một loại thực phẩm giúp giảm lượng đường trong máu hiệu quả. Nó không chỉ chứa các chất kích thích tổng hợp và bài tiết insulin mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Hơn nữa, chất prostaglandin A và thiamine chứa trong hành tây có thể làm giãn mạch máu, điều chỉnh lipid máu và ngăn ngừa xơ cứng động mạch. Vì vậy, nó phù hợp nhất với những người mắc bệnh tiểu đường, rối loạn mỡ máu.

nguoi-co-duong-huyet-cao-thuong-xuat-hien-4-dau-hieu-khi-thuc-day-buoi-sang-danh-1-phut-kiem-tra-ban-se-tranh-duoc-nhieu-bien-chung-tieu-duong

- Quả ổi rất giàu glycoside, có tác dụng điều chỉnh lượng đường trong máu và có tác dụng hỗ trợ hạ đường huyết nhất định.

- Trà xanh chứa nhiều polyphenol có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh và có tác dụng hạ đường huyết, tuy nhiên cần nhớ là không nên uống trà quá đặc.

2. Tập thể dục mỗi ngày

Người ta nói bệnh tiểu đường là căn bệnh liên quan đến chứng "lười vận động", cơ thể không vận động dẫn đến các chức năng cơ thể không nhạy cảm với insulin nên mới xảy ra triệu chứng tăng đường huyết.

Tập thể dục giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể, từ đó giúp đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ), từ đó giúp giảm cân hoặc duy trì trọng lượng của cơ thể.

Ngoài ra, vận động thể lực còn góp phần quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tiểu đường týp 2.

Theo Trí Thức Trẻ