Người Nhật chống trộm bằng... sàn nhà, nghe tưởng đùa nhưng hóa ra lại là sự thật, hiệu quả cũng rất bất ngờ

Từ cường độ tiếng kêu cọt kẹt như chim họa mi hót, người ta thậm chí xác định được vị trí của đối tượng đang đi vào.

Chắc chắn rằng, không ai lại muốn "kẻ trộm" ghé thăm nhà mình cả. Từ xa xưa, việc tìm ra các phương pháp chống trộm hiệu quả luôn được mọi người chú ý và thực hiện.

Và bạn có hay, ngay từ thế kỷ 17, người Nhật Bản đã nghĩ ra và áp dụng 1 cách chống kẻ xâm nhập 1 cách cực kỳ độc đáo và hiệu quả không?

nguoi-nhat-chong-trom-bang-san-nha-nghe-tuong-dua-nhung-hoa-ra-lai-la-su-that-hieu-qua-cung-rat-bat-ngo

Những ngôi nhà ở Nhật Bản này trông bình dị nhưng lại có kết cấu sàn nhà vô cùng đặc biệt.

Trong nhiều thế kỷ, Nhật Bản luôn tự hào về tài năng của những người thợ thủ công, thợ mộc và đồ gỗ của mình. Điều này có vẻ sẽ khiến bạn ngạc nhiên khi đi tới thăm một số lâu đài, tòa nhà ở nước này và thấy sàn gỗ kêu cọt kẹt cùng với mỗi bước chân.

Tuy nhiên, chẳng phải vì chúng ọp ẹp mà cách tạo ra âm thanh này là một dụng ý của người Nhật. Nói cách khác, chúng được phát ra từ một "hệ thống báo động" lâu đời nhằm chống lại bất cứ sự xâm nhập nào vào nhà.

Cách lắp đặt sàn nhà đặc biệt này được gọi là uguisubari và thường được nhắc đến trong các văn bản tiếng Anh với cái tên Nightingale floors (Sàn nhà chim họa mi). Nguyên tắc hoạt động của loại sàn này nhờ vào cách sắp xếp các tấm ván gỗ được đặt trên một khuôn dầm hỗ trợ sao cho đủ an toàn để không bị xô lệch và vẫn lỏng lẻo để có thể phát ra âm thanh khi bước lên. Khi các tấm ván được chân người ép xuống, chúng sẽ chà xát vào móng dầm, tạo ra tiếng kêu cọt kẹt.

nguoi-nhat-chong-trom-bang-san-nha-nghe-tuong-dua-nhung-hoa-ra-lai-la-su-that-hieu-qua-cung-rat-bat-ngo

Cách lắp đặt sàn gỗ để tạo ra tiếng kêu.

Hệ thống sàn chống trộm được gắn ở ngay hành lang dẫn vào nhà nên kẻ trộm khó có thể đột nhập mà không bị hệ thống này "phát giác".

Ví dụ nổi tiếng nhất của việc lắp sàn nhà Nightingale là lâu đài Nijo ở Kyoto, Nhật Bản. Được biết, lâu đài Nijo được xây dựng trong thời Edo, đây là trụ sở chính mà nhiều chỉ huy quân đội cấp cao của Nhật Bản "tề tựu" thời đó.

nguoi-nhat-chong-trom-bang-san-nha-nghe-tuong-dua-nhung-hoa-ra-lai-la-su-that-hieu-qua-cung-rat-bat-ngo

Cận cảnh phần chốt dưới mặt sàn.

nguoi-nhat-chong-trom-bang-san-nha-nghe-tuong-dua-nhung-hoa-ra-lai-la-su-that-hieu-qua-cung-rat-bat-ngo
 
nguoi-nhat-chong-trom-bang-san-nha-nghe-tuong-dua-nhung-hoa-ra-lai-la-su-that-hieu-qua-cung-rat-bat-ngo

Thoạt nhìn bề mặt sàn giống như bao loại sàn khác nhưng thực tế ở bên dưới, những người thợ đã gắn thêm hai thanh chốt kim loại ở phần dầm của sàn nhà.

Nhiều người cho rằng, sàn Nightingale ở Nijo vẫn còn hoạt động ngày nay và được sử dụng như 1 phương cách bảo vệ vị quan khách ghé tới đây.

Theo truyền thuyết Nhật Bản, những sàn nhà dạng này được lắp đặt để tránh sự xâm nhập của các "Ninja" - những người vốn có biệt tài di chuyển cực nhẹ nhàng, không gây chút tiếng động nào.

Chỉ cần 1 chuyển động nhỏ tác động trên mặt sàn thôi, những tiếng kêu phát ra sẽ đánh thức gia chủ. Được biết, cảnh báo đột nhập tự động này được phát minh bởi những thợ thủ công, thợ mộc tốt và lành nghề nhất Nhật Bản thời bấy giờ.

Theo GiaDinh