Những điều mẹ cần biết nếu muốn con phát triển răng và nướu khỏe mạnh ngay từ khi bắt đầu ăn dặm

Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm, việc lựa chọn thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến quá trình phát triển răng, nướu của trẻ.

Ông bà ta nói "Cái răng cái tóc là góc con người". Bởi vậy, chăm sóc răng miệng cho con ngay từ khi những chiếc răng đầu tiên mới nhú là vấn đề được các bố mẹ hiện đại quan tâm.

Trẻ nhỏ thường bắt đầu ăn dặm vào tháng thứ 6, đây cũng chính là thời điểm 2 chiếc răng cửa dưới của bé xuất hiện. Đó là lý do vì sao các chuyên gia dinh dưỡng nhận định: Việc lựa chọn thực phẩm trong giai đoạn ăn dặm ảnh hưởng đến quá trình phát triển răng, nướu của trẻ.

nhung-dieu-me-can-biet-neu-muon-con-phat-trien-rang-va-nuou-khoe-manh-ngay-tu-khi-bat-dau-an-dam

Chế độ ăn dặm hợp lý, khoa học là nền tảng khỏe mạnh cho răng, nướu

Theo chuyên gia dinh dưỡng PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, việc lựa chọn thực phẩm bổ sung cho con từ tháng thứ 6 vô cùng quan trọng.

Răng của trẻ khi còn nhỏ sẽ phát triển chưa hoàn thiện và rất dễ bị tổn thương, mẹ nên lưu ý những loại thực phẩm sử dụng cho con trong thời gian này, vì ảnh hưởng nhiều đến quá trình mọc răng sữa.

Một số dấu hiệu nhận biết bé đã sẵn sàng ăn dặm như: bé biết giữ đầu thẳng và có thể tự ngồi; biết đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa; thể hiện sự thích thú đối với thức ăn… Cha mẹ nên quan sát sự phát triển ở răng của trẻ và bổ sung thức ăn có độ cứng phù hợp để răng, nướu của bé thích nghi và phát triển toàn diện hơn.

nhung-dieu-me-can-biet-neu-muon-con-phat-trien-rang-va-nuou-khoe-manh-ngay-tu-khi-bat-dau-an-dam

Chỉ nên cho bé ăn dặm khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh.

Khi bắt đầu ăn dặm, mẹ nên tránh thời điểm con đang mọc răng, ốm mệt hay bất cứ yếu tố nào có thể ảnh hưởng đến tính liên tục của việc giúp con làm quen với ăn dặm.

Nguyên tắc lựa chọn thực phẩm bổ sung phù hợp tình trạng răng, nướu của con

Thời kỳ khởi đầu ăn dặm, con chủ yếu dùng lưỡi, nướu để cảm nhận thức ăn. Mẹ cần chú ý độ nhuyễn, mức độ loãng đặc của món ăn tuỳ theo từng tháng tuổi và khả năng của bé.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm, thực tế, nhiều bà mẹ vì bảo vệ răng của con mình nên dù bé được 1 tuổi rồi vẫn cố nghiền nát thức ăn và chỉ cho bé ăn thức ăn mềm mà thôi. Tuy nhiên, các nha sĩ cho rằng, điều này không có lợi cho sự phát triển răng miệng ở trẻ nhỏ.

nhung-dieu-me-can-biet-neu-muon-con-phat-trien-rang-va-nuou-khoe-manh-ngay-tu-khi-bat-dau-an-dam

Một số thực phẩm mẹ nên cân nhắc cho giai đoạn ăn dặm cho bé

PGS. TS. BS. Nguyễn Thị Lâm cho biết, mẹ nên cho con ăn thức ăn ở dạng mềm như chuối (cung cấp nhiều chất xơ và năng lượng tốt), thịt gà (nhai thịt gà giúp con giảm đau, ngứa nướu răng), đậu lăng (có tác dụng giảm đau khi răng mọc, kích thích răng mọc dễ dàng hơn), bơ (cung cấp nhiều chất béo tốt, vitamin A, canxi và nhai một lát bơ giúp bé giảm đau khi mọc răng), bánh ăn dặm giúp kích thích cử động nhai, ăn cũng là một sự lựa chọn tốt.

nhung-dieu-me-can-biet-neu-muon-con-phat-trien-rang-va-nuou-khoe-manh-ngay-tu-khi-bat-dau-an-dam

Theo dõi kỹ cử động hàm của con để chắc chắn bé nhai cả 2 bên. Nhai một bên ảnh hưởng đến răng, hàm của bé.

Bánh ăn dặm dễ dàng tan trong miệng, không làm bé hóc/ nghẹn, dễ cầm nắm nên còn giúp con luyện tập kỹ năng cầm, nắm, bỏ bánh vào miệng chủ động nhai. Chọn những loại bánh ăn dặm làm từ trái cây tự nhiên, có độ ngọt tự nhiên, không thêm phẩm màu nhân tạo, và còn cung cấp thêm cho bé vitamin A, C.

*Các thông tin trên được tư vấn từ chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Thị Lâm

nhung-dieu-me-can-biet-neu-muon-con-phat-trien-rang-va-nuou-khoe-manh-ngay-tu-khi-bat-dau-an-dam

Bánh ăn dặm được để trong những túi nhỏ tiện lợi, đảm bảo độ giòn tạo cảm giác nhai mới mẻ, thích thú cho bé.

Bánh gạo ăn dặm là một sản phẩm ăn kèm, ngoài việc tổng hợp các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ như đạm, canxi, sắt, kẽm, vitamin các nhóm A, C, B… thì còn là một "công cụ" tuyệt vời giúp bé rèn luyện kỹ năng nhai, nghiền của răng và cầm nắm của tay.

Để sức khỏe răng nướu của con luôn ở trạng thái tốt nhất, ngoài việc giữ gìn vệ sinh răng miệng cho bé, lựa chọn thực phẩm bổ sung cho con trong giai đoạn này góp phần lớn vào việc phát triển hệ răng khỏe mạnh.

Điều đó bao gồm việc chất lượng sản phẩm đáp ứng đủ các tiêu chuẩn kiểm định, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đến việc cung cấp thêm các vitamin và khoáng chất cần thiết, phù hợp nhu cầu phát triển toàn diện của con. Hãy cùng con bước vào thời kỳ ăn dặm và mọc răng một cách thoải mái nhất cùng với những "trợ thủ" đắc lực, mẹ nhé!

Theo GiaDinh