Những người có hệ miễn dịch kém thường giống nhau ở 9 đặc điểm này

Không phải chỉ những người hay ốm vặt mới có hệ miễn dịch suy yếu, những người có 9 đặc điểm dưới đây cũng chứng tỏ điều đó.

Hệ miễn dịch là tập hợp của các tế bào bạch cầu, lympho trong máu, hạch, tủy xương và lá lách có cùng nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi trùng. Một khi chúng bị suy yếu thì cơ hội khiến mọi loại bệnh tật và virus xâm nhập vào cơ thể là rất cao.

Chính vì vậy, việc bảo vệ và nâng cao hệ miễn dịch trong mùa đại dịch là điều mà bản thân mỗi người phải luôn ghi nhớ. Theo Tạp chí Prevention nổi tiếng của Mỹ, những người có hệ miễn dịch kém thường rất giống nhau ở 9 đặc điểm dưới đây, bạn cần phải khắc phục nó kịp thời.

1. Có quá ít các mối quan hệ

Các nghiên cứu đã xác nhận rằng, một cá nhân có quá ít bạn bè thì càng dễ bị bệnh và thậm chí cả tuổi thọ cũng bị rút ngắn đi rất nhiều. Bởi nếu bạn ít chia sẻ những chuyện buồn vui trong cuộc sống với mọi người, tâm trí sẽ bị dồn nén khiến cơ thể rơi vào tình trạng stress rồi gây ra bệnh tật.

nhung-nguoi-co-he-mien-dich-kem-thuong-giong-nhau-o-9-dac-diem-nay

Là con gái thì ít nhất hãy có một "hội chị em" sẵn sàng chia sẻ cho nhau những chuyện buồn vui nhé.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy những người kết giao trên 6 người bạn thường có khả năng chống lại gấp 6 lần so với bình thường. Vậy nên tình bạn luôn là liều thuốc bổ không gì có thể mua được, vừa giúp bạn vui vẻ lại còn tăng cường khả năng miễn dịch. Nhưng cũng đừng vì vậy mà ép bản thân phải giao lưu quá nhiều, chỉ cần 3 – 5 người bạn thân là quá tốt rồi.

2. Hay cảm thấy bi quan

Lại một nghiên cứu nữa chứng minh rằng, kiểu người bi quan thường chỉ nhìn toàn những điều không may trong cuộc sống. Vô tình họ sẽ khiến số lượng tế bào bạch cầu bị giảm xuống nên hệ miễn dịch cũng yếu đi. Thế nên theo các chuyên gia chia sẻ, mỗi ngày cần phải hít thở không khí trong lành khoảng 5 phút. Lúc này, bạn hãy nghĩ đến những viễn cảnh tươi đẹp cùng những chuyện vui để đánh bay phiền muộn, từ đó hỗ trợ sức sống cho các tế bào miễn dịch.

3. Hay để bụng mọi chuyện

Sau khi cãi nhau thì một số người thường có xu hướng để bụng, hay còn gọi là giận dai mà các cặp vợ chồng dễ mắc phải nhất. Tuy nhiên, trang Prevention cho thấy những người ít để bụng và có xu hướng nói ra nỗi lòng thường có huyết áp và nhịp tim thấp. Vậy nên họ cũng có khả năng miễn dịch tốt hơn so với những người giận dai.

4. Sống trong môi trường quá áp lực

nhung-nguoi-co-he-mien-dich-kem-thuong-giong-nhau-o-9-dac-diem-nay

Stress là nguồn gốc của nhiều loại bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn tâm lý.

Chỉ cần một năm bạn sống trong stress thôi, cơ thể sẽ phải hứng chịu rất nhiều hậu quả rất khó lường trước. Hơn thế nữa, làm một công việc mà bản thân không hứng thú cũng có thể gây hại cho hệ miễn dịch. Thế nên cần phải giải tỏa stress nhiều hơn bằng cách đạp xe, tham gia các lớp yoga, thiền, nấu ăn… Chỉ cần có cho mình một sở thích để duy trì thì bạn sẽ thấy yêu đời hơn.

5. Thiếu ngủ, mất ngủ

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Chicago cho hay, thiếu ngủ và mất ngủ sẽ làm giảm đáng kể số lượng tế bào miễn dịch mà cơ thể sản xuất. Cụ thể, những người chỉ ngủ từ 4 giờ mỗi ngày sẽ khiến các kháng thể cúm trong máu bị tụt 50% so với người ngủ đủ 7 – 8 giờ mỗi đêm.

Theo đó, ngủ không đủ giấc sẽ khiến chức năng hệ miễn dịch bị suy giảm. Nhưng không nhất thiết là phải ngủ đủ 8 giờ, chỉ cần mỗi sáng thức dậy cơ thể cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái và tràn đầy sinh lực là được.

6. Ít tập thể dục, ít vận động

Một nghiên cứu của Đại học bang Appalachian ở Hoa Kỳ cho biết, tập thể dục từ 30 – 45 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày/tuần và liên tục trong 12 tuần sẽ khiến số lượng tế bào miễn dịch và sức đề kháng sẽ tăng lên gấp bội phần. Vậy nên đừng quá lười vận động mà hãy năng nổ tập thể dục.

nhung-nguoi-co-he-mien-dich-kem-thuong-giong-nhau-o-9-dac-diem-nay

7. Hút thuốc quá nhiều

Thống kê mỗi năm của Mỹ cho thấy, có đến 3000 người không hút thuốc chết vì ung thư phổi và 300.000 trẻ em bị nhiễm trùng đường hô hấp. Điều đó cho thấy, dù không hút thuốc thì việc chịu ảnh hưởng từ khói thuốc ở môi trường xung quanh cũng rất đáng lo ngại, chứ đừng nói đến việc ngày nào cũng hút vài ba gói.

Vậy nên, cần phải tránh xa môi trường khói thuốc càng nhiều càng tốt. Còn những người thường xuyên hút thuốc thì hãy bỏ dần đi, vì nếu kết hợp uống rượu thêm sẽ khiến cơ thể dẽ bị nhiễm khuẩn hơn.

8. Quá phụ thuộc vào thuốc kháng sinh

Cứ mỗi lần đau ốm, nhiều người hay ra quầy thuốc mua kháng sinh về uống vô tội vạ. Cuối cùng khiến các loại virus trở nên kháng thuốc và dẫn đến mắc bệnh nghiêm trọng hơn. Tóm lại, bất kỳ thuốc gì cũng phải uống theo chỉ định của bác sĩ chứ không nên mua tùy tiện.

9. Ít cười

Một nghiên cứu của Trường Y thuộc Đại học Loma Linda ở California cho thấy, cười có thể làm giảm sự tiết ra hormone gây căng thẳng và tăng số lượng tế bào miễn dịch trong cơ thể. Vậy nên những người hiếm khi nở nụ cười luôn là đối tượng mà các loại virus rất dễ xâm nhập.

Theo Báo Dân sinh