Những sai lầm khi dùng thuốc chữa mụn trứng cá đỏ

Bệnh mụn trứng cá gây nổi mẩn đỏ ở mặt, tạo ra các mụn đỏ hay mụn mủ rất phổ biến ở nhiều bạn trẻ. Để cải thiện tình hình nhiều người tự ý mua thuốc về dùng đã gây hậu quả nặng nề hơn.

Mụn trứng cá đỏ xuất hiện trên da hầu hết tất cả mọi người nhất là độ tuổi dậy thì loại mụn trứng cá xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, mụn trứng cá đỏ rất khó chữa trị thường xuất hiện ở độ tuổi trên 30 với triệu chứng da dễ lão hóa.

Mụn trứng cá sưng đỏ xuất hiện khi có sự giãn nở mao mạch trên khuôn mặt của người bệnh. Mụn trứng cá đỏ xuất hiện chủ yếu trên mặt, rất hiếm khi gặp ở hai tai, lưng, ngực… 

Nếu người bệnh không để ý và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng như: sưng phù và biến dạng mặt, thậm chí dần dần mụn có thể lây lan lên vùng mắt ảnh hưởng đến thị lực vô cùng nguy hiểm.

Triệu chứng điển hình ở những người bị mụn trứng cá đỏ là xuất hiện nhiều mụn nhỏ li ti và thường tập trung thành từng mảng và gây ảnh hưởng cả tới vùng da xung quanh khiến vùng này đỏ hơn. 

Để cải thiện tình trạng mụn trứng cá đỏ nhiều người thường tự ý mua thuốc không rõ nguồn gốc, chất lượng không đảm bảo, không rõ thành phần có hợp với da của mình không về dùng khiến mụn không những không thuyên giảm còn gây biến trứng nguy hiểm. 

nhung-sai-lam-khi-dung-thuoc-chua-mun-trung-ca-do

Mắc bệnh mụn trứng cá đỏ không nên dùng thuốc điều trị bừa bãi. Ảnh minh họa

Dùng corticoid bôi tại chỗ

Corticoid là một loại thuốc chống viêm mạnh, hiệu quả nhanh, nhưng cũng chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, dễ gây lệ thuộc thuốc và hiệu ứng phản hồi (rebound). 

Các loại thuốc dùng ngoài có chứa corticoid dạng cream, thuốc mỡ như: cortibion, synalar, halog, flucinar, diprosone... có tác dụng tức thời làm nhiều người rất thích và ngộ nhận như da láng mịn hơn, trắng hơn. Nhưng nếu lạm dụng sẽ làm cho bệnh trở lên trầm trọng hơn hoặc bị mụn đỏ, mụn li ti, teo da, rạn da, tăng tiết bã nhờn, giãn mạch máu, làm tổn thương da mặt.

Chỉ dùng kháng sinh bôi ngoài

Vi khuẩn chính gây nên mụn trứng cá là propionibacterium acnes (acnes). Việc chỉ dùng kháng sinh dạng dùng ngoài bôi lên mụn trứng cá mà không có thêm biện pháp nào kèm theo để trị mụn sẽ gây hiện tượng kháng thuốc.

Ban đầu kháng sinh tiêu diệt được một lượng lớn vi khuẩn, nhưng vẫn còn một lượng nhỏ chưa bị diệt nằm sâu trong các nang lông, chúng có thể bị đột biến, có khả năng vô hiệu hóa lại các kháng sinh đó. Những vi khuẩn này sẽ nhân lên rất mạnh trong nang lông bất chấp bôi kháng sinh nhiều cỡ nào. Sau đó da sẽ quay về tình trạng ban đầu: mụn, viêm, sưng đỏ... và rất khó điều trị.

Lạm dụng kháng sinh bằng đường uống

Nếu uống kháng sinh trong một thời gian dài cũng sẽ làm mụn trứng cá bị nặng hơn lên, gây rối loạn một số chức năng trong cơ thể. Do kháng sinh diệt vi khuẩn gây bệnh đồng thời cũng diệt luôn một số lợi khuẩn như acidophilus - có tác dụng làm khỏe, làm sạch tế bào da.

Ngoài ra lợi khuẩn còn giúp bảo vệ đường tiêu hóa, ngừa nhiễm ký sinh trùng và nấm. Hơn nữa, khi dùng kháng sinh dài hạn để điều trị mụn trứng cá cũng gây áp lực lên chức năng chuyển hóa của gan - một trong những cơ quan quan trọng nhất để thanh thải độc tố, cải thiện làn da.

Lạm dụng vitamin A

Vitamin A acid (retinoid acid hay RA) thường được nhiều người dùng để điều trị mụn trứng cá, đặc biệt với trứng cá mụn mủ nặng, dai dẳng. Tuy nhiên, gần đây theo các bác sĩ chuyên khoa da liễu khuyến cáo thì không được lạm dụng và cần phải cân nhắc khi tiến hành điều trị, vì vitamin A acid có một số tác dụng phụ nguy hiểm như: Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ muốn có con hoặc đang có thai lạm dụng vitamin A acid có nguy cơ gây quái thai.

Khi sử dụng vitamin A acid, tuyến bã nhờn sẽ hoạt động kém đi (hoặc hoạt động quá mức, da mặt luôn bóng nhờn), do đó sẽ gây ra hiện tượng khô da, bong tróc da, rối loạn tuyến bã nhờn và người sử dụng có nguy cơ dễ bị mụn, dễ bị nhiễm khuẩn da hơn.

Đặc biệt, vitamin A acid khiến da bị nhạy cảm với ánh sáng, do đó, da dễ bị thâm sạm do nắng, nhiều trường hợp bị nám mảng, nám đốm trên diện rộng.

Lạm dụng vitamin A acid cũng ảnh hưởng đến chứng năng gan, làm tăng men gan... Vì những tác dụng không mong muốn trên mà hiện nay việc sử dụng vitamin A acid dạng thuốc để trị mụn trứng cá đã bị hạn chế.

Theo VietQ