Phạm phải lỗi sau khi nuôi con, coi chừng có ngày hối tiếc

Nuôi con là hành trình cha mẹ lớn thêm mỗi ngày.

- Luôn nghĩ trẻ như một cái máy nghiền thức ăn

Nếu trẻ không ăn thì sẽ bị "chết" ngay hôm sau. Đồng thời yêu cân nặng hơn sức khỏe của con, định nghĩa con béo là con khỏe. Vì thế, nhồi con ăn như nhồi con vịt trước khi ra chợ bán. Không quan tâm cách con ăn có tạo sức khỏe cho con không, có gây hại gì cho con không mà chỉ quan tâm là hôm nay đã nhồi được cho con mấy bữa, mấy bát.

Những cha mẹ này không coi con là sinh vật, có nhu cầu ăn uống và khả năng tiếp nhận thức ăn có giới hạn. Cho con ăn quá nhiều bữa, quá nhiều đồ bổ.

Tâm niệm là con mình sinh ra đã ghét ăn, không ép ăn là không ăn. Đây là tư tưởng vô cùng phản khoa học. Từ tư tưởng này, ép con ăn thật lực chính là đã phá hỏng đi hệ tiêu hóa của con và tạo cho con bệnh chán ăn. Căn bệnh này đã giết chết vô cùng nhiều người trên thế giới, đặc biệt là giới người mẫu.

pham-phai-loi-sau-khi-nuoi-con-coi-chung-co-ngay-hoi-tiec

Cho con tham gia việc nhà là một cách giáo dục tốt giúp con phát triển tính cách và các kỹ năng sống. Ảnh minh họa.

- Không cho con chơi cát, chơi thể thao

Con tích lũy năng lượng rất nhiều do được bồi dưỡng thật lực nhưng không có các hoạt động để xả ra. Khi con dư năng lượng, nghịch phá trong nhà thì lại kết tội là con nghịch quá, phá quá và đánh mắng con.

- Luôn là tín đồ của các thiết bị điện tử

Chúng ta gọi ti vi là vô tuyến (nghĩa là không dây và truyền thông tin qua sóng), điện thoại cũng không dây… như vậy các thiết bị điện tử chính là các thiết bị thu phát sóng. Sống trong môi trường toàn sóng điện từ, chắc chắn não trẻ sẽ bị ảnh hưởng. Gia đình nào bật ti vi hoặc sử dụng điện thoại nhiều thì não trẻ càng dễ bị tổn thương.

- Đáp ứng mọi đòi hỏi của con

Khi nuôi dạy trẻ, cha mẹ cần phân biệt đâu là nhu cầu, đâu là đòi hỏi của con. Nhu cầu là thứ không có thì con sẽ mệt, đói, hoặc gặp nguy hiểm. Đòi hỏi là những thứ mà con không có cũng không sao. Khi con có nhu cầu, cha mẹ đương nhiên phải đáp ứng.

Tuy nhiên, khi đáp ứng nhu cầu, cha mẹ không cần thêm câu cảm thán nào về chuyện này bởi đứa trẻ không hiểu được lời cha mẹ nói nhưng sẽ cảm nhận được sự yếu lòng của cha mẹ về tình trạng của nó. Nắm được điểm này, khi lớn hơn một chút, đứa trẻ sẽ nghĩ ra trò để gây sự với cha mẹ.

Khi con chỉ đòi hỏi, cha mẹ tuyệt đối không nhân nhượng dù chỉ một lần. Chỉ cần một lần đòi hỏi được là đứa trẻ sẽ tiến hành lần sau và với phương pháp dai dẳng, khó chịu hơn lần trước. Cha mẹ càng cương quyết, con càng ngoan ngoãn.

Để tránh tình trạng ăn vạ của trẻ, cha mẹ tuyệt đối không được có suy nghĩ và hành động nào coi đứa trẻ là đặc biệt và khác người. Nếu biết được coi là đặc biệt, đứa trẻ sẽ quấy nhiễu hơn vì cho rằng mình có cái quyền hành đó.

- Trách móc và so sánh

So sánh đứa trẻ này với đứa trẻ khác có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tự trọng của trẻ. Theo cách này, kể cả khi đứa trẻ có đạt được thành tích gì đi chăng nữa, chúng cũng không cảm thấy vui và luôn thấy mình còn kém cỏi. Các chuyên gia cho rằng, cha mẹ cần hạn chế những câu nói bắt đầu bằng cụm từ: "Tại sao con lại như vậy…".

- Nói nhiều hơn lắng nghe

Khi nói đến việc nuôi dạy con cái, lắng nghe là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cha mẹ cần rèn luyện. Đôi khi, cha mẹ luôn vội vàng muốn dạy cho con một bài học khi điều gì đó xảy ra thay vì lắng nghe con nói trước.

Trở thành một người cha, người mẹ biết lắng nghe sẽ khiến trẻ cảm thấy được đồng hành và nhận được tình yêu từ cha mẹ.

Đặt câu hỏi khơi gợi vấn đề cho trẻ thay vì dồn dập những câu "Vì sao?", "Tại sao lại như vậy?", điều đó sẽ khuyến khích trẻ chia sẻ với cha mẹ về vấn đề chúng gặp phải. Khi có bất kỳ điều gì xảy ra, cha mẹ cũng là người chúng tìm đến để tìm kiếm giải pháp đầu tiên.

Theo GiaDinh