Rượu không nên uống, nhưng thứ rượu này phụ nữ uống 1 ngụm mỗi ngày da dẻ hồng hào, sáng mịn, đàn ông uống tăng bản lĩnh phòng the

Thứ rượu làm từ loại quả rừng mùa hè mà đàn ông, đàn bà, người già, trẻ con đều uống thấy ngon, uống dễ đó là rượu sim.

Biết tác dụng rượu sim bà nào cũng muốn có trong nhà

Rượu sim có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp bạn ăn, ngủ ngon, gân cốt khỏe mạnh, chống nhức mỏi, tăng cường sức đề kháng của cơ thể - nhất là đối với người cao tuổi.

Rượu sim hỗ trợ tuần hoàn máu cho người trung niên (do tuổi này việc lưu thông máu kém đi), giảm tình trạng tắc mạch máu. Với người già, rượu sim hỗ trợ giảm nhức mỏi gân cốt, xương khớp nhờ có nhiều dưỡng chất tốt cho gân cốt.

ruou-khong-nen-uong-nhung-thu-ruou-nay-phu-nu-uong-1-ngum-moi-ngay-da-de-hong-hao-sang-min-dan-ong-uong-tang-ban-linh-phong-the

Quả sim rừng ngâm rượu ngon phải có màu tím thẫm, quả to đều, không bị nhũn, giập nát, vị ngọt ngọt và hơi chát chát. Ảnh minh họa.

Rượu sim rừng uống đều đặn với lượng vừa phải sẽ kích thích tiêu hóa, giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng cảm giác ngon miệng khi ăn, tốt cho tiêu hóa (nhất là người bị bệnh đường ruột), tăng cường chức năng sinh lý cho nam giới, hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, giảm thiểu xơ vữa động mạch, chống lão hóa, làm đẹp da, ngừa lão hóa da… nhờ hàm lượng vitamin và khoáng chất cao...

Rượu sim có màu tím đẹp mắt, vị ngọt, chua, hơi chát, ngon và dễ uống, có thể dùng làm đồ uống khai vị rất ngon miệng.

Một số bà vợ biết tính chất của rượu sim còn đặt mua vài hũ rượu sim trữ sẵn trong nhà, bởi không chỉ đàn ông thích uống, mà chị em thích trẻ trung uống vào giúp có làn da đẹp, hồng hào hơn.

Ai nên dùng rượu sim:

- Những người bị suy nhược cơ thể, bị mất máu, thiếu máu, hay bị đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bị bệnh trĩ, bị đau nhức xương khớp, viêm ruột, viêm dạ dày, đau trực tràng… đều nên dùng rượu sim.

- Người thiếu máu, tăng cường tạo máu, chống xuất huyết và suy nhược cơ thể, bổ sung sắt để chống thiếu máu, cần an thai...

- Những phụ nữ bị băng huyết, phụ nữ sau sinh, thiếu máu hay có bệnh về máu huyết.

- Phụ nữ bình thường mỗi ngày nhấp một ngụm rượu sim nhỏ giúp làn da chị em hồng hào, mịn màn hơn, làm chậm quá trình lão hóa…

Để làm đẹp, chống lão hóa nên uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly rượu sim nhỏ cùng bữa ăn. Không nên uống nhiều vì sẽ không tốt cho sức khỏe.

ruou-khong-nen-uong-nhung-thu-ruou-nay-phu-nu-uong-1-ngum-moi-ngay-da-de-hong-hao-sang-min-dan-ong-uong-tang-ban-linh-phong-the

Trong dân gian để làm đẹp, chống lão hóa thường uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 ly rượu sim nhỏ vào bữa ăn. Ảnh minh họa.

Ngâm rượu từ quả sim khô

Nguyên liệu

3kg quả sim khô

20 lít rượu nếp trắng thơm ngon nồng độ 35-45 độ

1 chum sành ngâm rượu không tráng men (để an toàn nhất cho sức khỏe và rượu ngấu thơm hơn).

Cách làm

Rửa sạch sim rừng khô, để ráo nước rồi tráng lại bằng một lượt rượu nếp (loại chuẩn bị ngâm).

Đổ sim vào chum, rồi đổ tiếp rượu theo tỉ lệ 1kg sim khô - với 3 đến 5 lít rượu tùy ý.

Đậy kín chum rượu và bảo quản nơi khô thoáng. Sau 3 tháng có thể dùng được, nhưng để càng lâu, rượu càng ngon.

Thành phẩm: Chum rượu rót ra có màu ánh tím đẹp mắt. Ngâm rượu sim khô làm nhanh, ít thời gian mà vẫn có những mẻ rượu sim thơm ngon.

Ngâm rượu sim tươi

Nguyên liệu

1kg sim rừng (chọn quả tươi, căng mọng, chín tới, tuyệt đối không dùng quả xanh vì làm rượu bị chát).

2 lít rượu nếp trắng 35 - 40 độ

150g đường cát

Bình thủy tinh 2 - 5 lít (hoặc bình rượu Bát Tràng).

Cách ngâm

Rửa sạch sim rừng, loại bỏ bụi bẩn, quả bị khô hay hư, giập nát, quả nổi lên mặt nước.

Vớt sim ra để ráo rồi cắt bỏ phần tai sim.

Cách lên men rượu sim rừng

Cho hết sim rừng và đường vào bình thủy tinh. Tỉ lệ: 1kg sim tươi cùng 150g đường cát, lắc đều rồi đậy nắp và để tự lên men ở nhiệt độ phòng 1 - 2 ngày (không cho nhiều đường hơn tỷ lệ trên vì vị ngọt át hương vị sim rừng). Lưu ý:

- Không đậy quá kín nắp để giúp không khí vẫn có thể lọt vào trong bình, tạo điều kiện tốt cho sim lên men.

- Sau 1-2 ngày đáy bình rượu sẽ xuất hiện siro sim - mới cho rượu nếp với lượng vừa ngập sim để hãm quá trình lên men, tránh rượu sim bị hư và chua.

Cách ủ rượu sim rừng

Rượu lên men xong cho rượu nếp trắng vào bình thủy tinh theo tỷ lệ 1kg sim rừng - 3 lít rượu. Tiếp tục đậy kín nắp và ủ rượu ở nhiệt độ phòng. Sau 3 tháng là có thể uống. Lúc này bình rượu có hương vị đậm đà, ngọt ngọt, chan chát của sim rừng, thơm mùi rượu gạo nếp cực kỳ kích thích vị giác.

ruou-khong-nen-uong-nhung-thu-ruou-nay-phu-nu-uong-1-ngum-moi-ngay-da-de-hong-hao-sang-min-dan-ong-uong-tang-ban-linh-phong-the

Ngâm rượu sim bóp nhuyễn tốn thời gian hơn, nhưng rượu sẽ ngon hơn. Ảnh minh họa.

Cách ngâm rượu sim bóp nhuyễn

Cách này tốn thời gian hơn, nhưng rượu cũng sẽ ngon hơn, thời kỳ ủ chua sim thành mật cần 2 tháng.

Nguyên liệu chuẩn bị tương tự như ngâm rượu sim tươi, cách làm như sau:

Rửa sạch, lọc bỏ quả xấu, để ráo và cắt bỏ phần tai quả sim.

Cho sim vào chậu (hoặc xoong sạch).

Đeo găng tay sạch và bóp nhuyễn sim - việc này giúp ngâm rượu ngon hơn. Hoặc cho vào máy xay, hay đập, giã nhuyễn quả sim đều được.

Ngâm sim bóp nhuyễn theo tỉ lệ 1kg sim bóp nhuyễn - 1kg đường. Rồi cho 1 lớp sim vào bình, rắc 1 lớp đường cho tới hết.

Đậy nắp và để 2 tháng cho bình sim đường lên men. Sau 2 tháng ủ men nếu muốn có thể bỏ ra dùng. Lúc này mật sim màu hồng, uống có vị chua ngọt, nồng độ 10 -14% uống như rượu vang nho cũng rất ngon miệng.

Nếu làm rượu ngâm tiếp thì sau 1 tuần ủ men (việc ủ sim với đường để định hình mật sim, giúp rượu ngon hơn) thì đổ tiếp rượu vào ngâm cùng theo tỉ lệ: 1kg sim - 5 lít rượu - thời gian ủ rượu 2 tháng là thành công bình rượu sim ngon lành.

Rượu sim mặc dù có nhiều công dụng nhưng bạn chỉ nên uống rượu sim không quá 100ml một ngày, chia làm 2 lần, mỗi lần 1-2 chén nhỏ. Nếu uống quá liều có thể khiến rượu phản tác dụng.

2 cách ngâm rượu sim này đều ngon và đơn giản, dễ dùng cho cả nam và nữ.

Cách uống rượu sim rừng tốt cho sức khỏe

Trong dân gian cho rằng mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ khi vào bữa ăn. Đàn ông nên thận trọng vì rượu sim ngon miệng, mềm môi dễ uống nhiều. Người cẩn thận nên thì dùng theo hướng dẫn, hoặc lời khuyên của bác sĩ, hoặc chuyên gia chăm sóc sức khỏe.

Lưu ý để rượu sim thơm ngon

- Bảo quản bình rượu ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

- Chọn chum, bình ngâm phù hợp bằng sứ, sành, hoặc đồ của Bát Tràng... dễ thành công, giúp rượu thơm ngon nhất.

Để tránh rượu sim ngâm bị chua và chát

Rượu sim bị chát: Là do lượng sim ngâm quá nhiều quả xanh nên có vị chát.

Rượu sim chua: Là do nguyên liệu chưa tốt, công thức ngâm rượu sim chưa chuẩn.

Hay gặp là do rượu sim bị lên men quá độ, hoặc sim chưa đạt độ héo nhất định…

Do đó cần chọn công thức làm rượu sim rồi làm đúng công thức và nguyên tắc của phương pháp ấy mới có rượu chuẩn ngon.

Cách chọn nguyên liệu:

Quả sim chín: Nên mua sim mật (sẽ có độ ngọt nhiều hơn chát), không nên mua ở dọc đường vì không rõ nguồn gốc.

Quả sim ngâm rượu ngon phải có sắc màu tím thẫm, quả to đều, không bị nhũn, giập nát. Vị sim ngọt ngọt và hơi chát chát.

Nên mua sim vào đúng mùa (khoảng tháng 8, 9) sẽ ngon vả rẻ hơn.

Tuyệt đối không dùng sim xanh để ngâm rượu.

Rượu nếp trắng: Rượu nếp trắng đã ủ qua là tốt nhất, khoảng 35-40 độ là chuẩn để tạo ra một hương vị rượu mới dịu nhẹ. Nếu ủ cho cả nhà uống thì chọn rượu nhẹ hơn nữa.

Nên chọn mua rượu nơi nấu uy tín. Không chọn rượu có mùi gắt và chua – vì dễ hỏng hoặc bị trộn tạp chất.

Đường: Dùng đường cát trắng, đường bình thường..

Bình ngâm rượu: Dùng bình thủy tinh (hoặc sành, gốm sứ, thùng gỗ sồi), Tuyệt đối không dùng bình nhựa, bình hợp kim vì ngâm ủ lâu sẽ ra mùi, và các hợp chất không có lợi cho cơ thể.

Để rượu không bị chát thì nên cắt bỏ phần đầu quả sim (phần chát của quả sim).

Quá trình lên men nên có công thức để nắp he hé cho không khí giúp sim lên men tốt hơn: có công thức đậy kín để rượu không tiếp xúc với không khí kẻo hỏng.

Rượu sim để càng lâu thì sẽ càng thơm ngon hơn. Tốt nhất là nên hạ thổ ⅔ bình rượu. Nhiệt độ bảo quản phù hợp là dưới 25 độ C ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cũng không để nơi quá ẩm ướt.

Theo GiaDinh