Sự tàn bạo khủng khiếp đằng sau món súp khoái khẩu của các gia đình có điều kiện

Sau khi bắt con vật này lấy đi một số bộ phận trên cơ thể để nấu súp rồi thả nó trở lại môi trường sống để nó chết dần khiến món ăn này bị lên án là dã man, tàn bạo.

Vây cá mập - thứ nguyên liệu nấu súp vi cá mập nổi tiếng đắt đỏ nhất nhì thế giới, được xem là một trong những biểu tượng của đẳng cấp và sự giàu sang - luôn có giá cực kỳ cao, 1kg cũng có giá vài ngàn đôla. Nó là món hàng có giá thứ 3 trên thị trường "chợ đen", sau vàng, súng và xếp trên cả ngà voi.

su-tan-bao-khung-khiep-dang-sau-mon-sup-khoai-khau-cua-cac-gia-dinh-co-dieu-kien

Ngư dân châu Á phơi vây cá mập để làm món vi cá.

Vi cá mập được tiêu thụ chủ yếu tại Singapore, Hong Kong, Đài Loan và Trung Quốc. Từ xa xưa, người Trung Quốc đã coi súp vi cá mập là biểu tượng của sự giàu sang và lòng hiếu khách nên thường sử dụng trong những dịp đặc biệt như đám cưới hay tiệc chiêu đãi. Giá của một bát súp trên thị trường vào khoảng 2 triệu đồng.

Tuy nhiên, ít ai biết rằng đằng sau món ăn bổ dưỡng, sang trọng đó là cuộc tàn sát của loài người với cá mập. Hàng triệu con cá mập với đủ loại kích cỡ bị đánh bắt chỉ để lấy vây. Theo đó, từng con cá mập sẽ được câu lên bờ, chúng sẽ cắt hết hoàn toàn vây, bao gồm 2 vây lưng, 2 vây ngực, 3 vây cận đuôi và vây đuôi dưới. Vì chỉ cần đến vây cá nên những gì còn sót lại được xem là vô giá trị.

su-tan-bao-khung-khiep-dang-sau-mon-sup-khoai-khau-cua-cac-gia-dinh-co-dieu-kien

Xác một con cá mập sau khi bị cắt vây.

Dù cá còn sống hay đã chết, chúng đều sẽ bị ném xuống biển. Lúc này, số phận của cá mập cũng rất bi thảm. Bị thương rất nặng, cũng không thể bơi, chúng chỉ có thể chờ chết vì mất máu hoặc bị xâu xé bởi các loài cá khác.

Không kể đến việc phung phí, thì hành vi này được nhiều tổ chức và người yêu động vật cho là dã man. Việc giết một con vật để ăn là chuyện không thể tránh khỏi, tuy nhiên để nhân đạo, người ăn phải khiến con vật ra đi thanh thản, không để thừa. 

su-tan-bao-khung-khiep-dang-sau-mon-sup-khoai-khau-cua-cac-gia-dinh-co-dieu-kien

Theo Cape of Good Hope SPCA, vây cá mập được xem là cao lương mỹ vị ở một số quốc gia, chúng được những tay săn bắt trộm bán với giá rất cao ngoài chợ đen.

Năm 2019, đã xảy ra một sự việc gây rúng động khi hàng đống xác cá mập bị mất đầu được vứt dọc bờ biển ở Strandfontein, thành phố Cape Town, Nam Phi. Một cuộc điều tra đã được tiến hành sau đó.

Vào một buổi sáng Chủ nhật tháng 12/2019, trung tâm cứu hộ động vật ở Cape Town đã nhận được thông báo từ các điều tra viên của sở cảnh sát về vụ việc. Họ đã tìm thấy rất nhiều cá mập bị cắt mất phần đầu, vây lưng và cả đuôi.

Trả lời phỏng vấn của kênh eNCA, Wayne Dyason, người phát ngôn của cơ quan thực thi pháp luật Nam Phi cho biết rằng cảnh sát đã có mặt tại hiện trường sau khi có tin báo phát hiện ra cảnh tượng kinh hoàng này. Sau đó, họ đã gọi Cape of Good Hope SPCA - một tổ chức bảo vệ động vật lâu năm nhất Nam Phi tới.

su-tan-bao-khung-khiep-dang-sau-mon-sup-khoai-khau-cua-cac-gia-dinh-co-dieu-kien

Với những con cá mập to, ngư dân phải dùng dây thừng và cầu gỗ để kéo lên bờ.

Ông Wayne cho rằng thủ phạm chính có thể là những ngư dân trên tàu đánh cá thương mại, họ đã đánh bắt và chỉ lấy những phần quan trọng của cá mập, còn lại thì đem vứt đi.

"Thật khó để nói ra nhưng những loài cá kiểu như này lại được đánh bắt hợp pháp"- vị phát ngôn viên trả lời khi được hỏi về việc những kẻ săn bắt trộm có liên quan đến vụ việc này không.

"Chuyện này thật kinh khủng, chúng ta cần phải tăng cường đội ngũ bảo vệ bờ biển để ngăn chặn hành vi như thế này xảy ra trong tương lai";

"Những người đã gây ra chuyện này phải được truy tố và trừng trị. Thật là đau lòng, hành động giết hại cá mập con là hoàn toàn không cần thiết"... là những bình luận của cộng đồng mạng khi nhà hoạt động Yusuf Abramjee chia sẻ những bức ảnh hiện trường lên mạng xã hội.

su-tan-bao-khung-khiep-dang-sau-mon-sup-khoai-khau-cua-cac-gia-dinh-co-dieu-kien

Người đàn ông đang cắt vây cá trong phiên chợ ở Indramayu, tỉnh West Java, Indonesia.

Theo Jakarta Post, Indonesia là một trong những nước sản xuất vây cá mập lớn nhất, nước này sản xuất được ít nhất 486 tấn vây cá mập khô mỗi năm. Bất chấp sự phản đối và lệnh cấm từ chính phủ, nạn đánh bắt cá mập vẫn diễn ra hàng ngày và không thể kiểm soát.

Hiện Indonesia dẫn đầu trong số 20 quốc gia đánh bắt cá mập nhiều nhất thế giới, dẫn đến sự sụt giảm từ 40% đến 99% các loại cá mập phổ biến. Theo Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên, 71% trong số đó được xếp loại dễ tổn thương và có nguy cơ tuyệt chủng rất cao.

Ước tính 73 triệu con cá mập bị giết mỗi năm chỉ để làm thực phẩm cho món súp vi cá nổi tiếng.

Theo GiaDinh